Khi nói về BIM nhiều người nghĩ đơn giản rằng nó là một sản phẩm phần mềm, nhưng thực tế công nghệ BIM không bó hẹp trong việc diễn tả một thiết kế kiến trúc hay việc tạo ra một mô hình ba chiều trình bày phối cảnh của công trình.
Hãy cùng BIM City tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm và tầm quan trọng của BIM trong xây dựng nhé!
BIM LÀ GÌ?
Mô hình thông tin công trình (BIM – Building Information Modeling) là một quy trình liên quan tới việc tạo lập và quản lý những đặc trưng kỹ thuật số trong các khâu thiết kế, thi công và vận hành các công trình (công trình ở đây có thể là công trình xây dựng hay các sản phẩm công nghiệp).
Thông tin (Information) gồm 2 loại:
- Thông tin hình học: các kích thước dài, rộng, cao, vị trí của cấu kiện trong công trình như cột dầm sàn ống nước, bồn tắm, bóng đèn, bàn ghế tủ,…
- Thông tin phi hình học (data): thông tin phụ về các cấu kiện như hãng sảng xuất, thời gian bảo trì bảo dưỡng, giá thành, nhà cung cấp,….
Do đó, BIM là một mô hình 3D duy nhất chứa thông tin công trình, dùng để khai thác chung giữa các bộ phận, các bên liên quan từ giai đoạn thiết kế ý tưởng đến giai đoạn thi công và vận hành công trình.
Như vậy, BIM không chỉ là nguồn lưu trữ và cung cấp thông tin công trình từ giai đoạn thiết kế, thi công đến quản lý vận hành mà còn là quá trình tạo ra và sử dụng nguồn thông tin để tạo nên một mô hình thực tại ảo của công trình, nhằm mục đích tối ưu hóa thiết kế, thi công, vận hành quản lý công trình.
ÁP DỤNG BIM VÀO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG
BIM sẽ được áp dụng từ giai đoạn hình thành ý tưởng, quy hoạch, thiết kế dự án đến giai đoạn thi công và vận hành công trình. Ngoài ra, BIM còn hỗ trợ những quá trình như quản lý chi phí, quản lý xây dựng và quản lý dự án. Tất cả các bên tham gia đều dùng chung một mô hình thông tin công trình BIM. BIM có thể áp dụng cho cho chủ đầu tư (Owners); quản lý cơ sở hạ tầng (Facility Managements); cho thiết kế kiến trúc(Architects); cho thiết kế kết cấu (Structural Engineers), cho nhà thầu (Contractors); cho nhà thầu phụ (Subcontractors) và xưởng chế tạo (Fabricators).
TẠI SAO PHẢI DÙNG BIM?
Những phần mềm hỗ trợ BIM được sử dụng bởi các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, để lên phương án, thiết kế, thi công, vận hành và bảo dưỡng nhiều hạng mục công trình xây dựng hay cơ sở hạ tầng khác nhau, như hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống cung cấp điện, khí đốt, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống đường giao thông, cầu, cảng, nhà ở, căn hộ, trường học, cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng… Một số phần mềm hỗ trợ BIM được sử dụng tương đối phổ biến có thể kể tới Autodesk Revit Architecture & Structure, Tekla Structure…
Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật xây dựng hạ tầng tích hợp thuộc trường đại học Stanford (Stanford University Center for Integrated Facilities Engineering, viết tắt là CIFE), một đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu và áp dụng BIM tại Mỹ, đã tổng kết hàng năm để theo dõi việc áp dụng BIM của các công ty cũng như tại các dự án đầu tư xây dựng. Báo cáo tổng hợp số liệu dựa trên 32 dự án có sử dụng BIM của CIFE đã định lượng lợi ích mang lại qua một số chỉ tiêu như:
- Giảm bớt 40% các yêu cầu thay đổi;
- Sai lệch của quyết toán với dự toán chỉ là +/- 3%;
- Giảm 80% thời gian lập dự toán;
- Tiết kiệm về chi phí lên đến 10%;
- Giảm 7% tiến độ.
LỘ TRÌNH ÁP DỤNG BIM CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
- Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Chính phủ đã phê duyệt đề án nghiên cứu lộ trình áp dụng BIM trong xây dựng;
- Quyết định 203/QĐ-BXD ngày 21/3/2017 của Bộ Xây dựng về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình (gọi tắt là Ban Chỉ đạo BIM) do ông Ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, làm Trưởng ban
Theo thông tin chưa chính thức thì, chính phủ sẽ bắt buộc áp dụng BIM trong xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 2020-2022. Các công ty đang ráo riết chuẩn bị nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng BIM tại Việt Nam.
Tận dụng sức mạnh của Học máy cho các dự án của bạn ngay hôm nay
Khai thác sức mạnh học máy được tích hợp sẵn của Construction IQ và chức năng AI để dự đoán, ngăn chặn và quản lý rủi ro tốt hơn cho chi phí, lịch trình, chất lượng và sự an toàn của toàn bộ dự án. Tìm hiểu thêm về các tính năng khác của BIM 360 và các sản phẩm của Autodesk tại đây.
AutoDesk là một tập đoàn phần mềm đa quốc gia của Mỹ, hiện AutoDesk là công ty phần mềm thiết kế lớn nhất trên Thế giới, Vina Aspire – Đại lý ủy quyền chính hãng của AutoDesk tại Việt Nam tham gia góp phần chuyển đối số trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế, chế tạo, quản lý dự án tại Việt Nam.
Vina Aspire là nhà cung cấp các giải pháp và dịch vụ CNTT và An ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.
Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu mua bản quyền chính hãng các giải pháp của AutoDesk tại Việt Nam vui lòng liên hệ Công ty TNHH Vina Aspire theo thông tin sau:
Email: info@vina-aspire.com | Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668 | Website: www.vina-aspire.com