Thời gian qua, một số khách hàng liên hệ Vina Aspire nhờ tư vấn về vấn đề làm sao để đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin cho Doanh nghiệp của họ, do Doanh nghiệp của họ bỗng dưng buổi sáng một ngày đẹp trời bị mất hết dữ liệu làm việc của bao nhiêu năm gây dựng, hệ thống vận hành từ phần mềm kế toán đến dữ liệu kinh doanh mất & bị mã hóa, làm hỏng, không mở và hoạt động được, từ Sếp đến nhân viên ko có gì để làm việc & sau đó thì mất bao nhiêu công sức, thời gian, tiền bạc để khắc phục & hậy quả thì khôn lường.
Internet và an ninh mạng là 2 lĩnh vực gần như không thể tách rời và luôn song hành với nhau. Khi internet ngày càng phát triển nhanh chóng, “mặt trận” an ninh mang cũng cần phải được đổi mới, thích nghi với sự phát triển đó, bởi chỉ cần một sự chậm trễ nhỏ cũng có thể khiến thế giới mất hàng tỉ đô la vào tay tin tặc, vào việc khắc phục và tái thiết hệ thống sau khi bị tấn công bảo mật.
Các thống kê bảo mật chuyên sâu trên quy mô toàn cầu trong vài năm qua đã đi đến kết luận rằng tổ chức, doanh nghiệp ở mọi quy mô, mọi lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ đến quản lý nhà nước đều có nguy cơ bị tấn công mạng ngày càng cao, không có ngoại lệ. Khi doanh nghiệp thu được ngày càng nhiều giá trị từ dữ liệu, họ bắt đầu phải đối mặt với những rủi ro lớn và phức tạp hơn.
Các thống kê bảo mật chuyên sâu trên quy mô toàn cầu trong vài năm qua đã đi đến kết luận rằng tổ chức, doanh nghiệp ở mọi quy mô, mọi lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ đến quản lý nhà nước đều có nguy cơ bị tấn công mạng ngày càng cao, không có ngoại lệ. Khi doanh nghiệp thu được ngày càng nhiều giá trị từ dữ liệu, họ bắt đầu phải đối mặt với những rủi ro lớn và phức tạp hơn.
Với các ứng dụng sử dụng dữ liệu dự kiến sẽ tạo ra hoạt động kinh tế mới trị giá 13 nghìn tỷ đô la vào năm 2030, doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, lĩnh vực đều cần phải có phương án chuẩn bị để tự bảo vệ mình trước những rủi ro có thể xảy ra tiếp theo. Để làm được như vậy, họ buộc phải đầu tư cho hệ thống bảo mật, về cả phần mềm, phần cứng, lẫn yếu tố con người.
Việc xây dựng các hệ thống bảo mật là nhu cầu chính đáng của mọi doanh nghiệp, và mức độ đầu tư cho các giải pháp an ninh mạng cũng sẽ tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực mà họ đang hoạt động cũng như thực trạng mà họ đang gặp phải.
Ví dụ, một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đương nhiên cần có một hệ thống bảo mật toàn diện và mạnh mẽ hơn so với một công ty gia đình nhỏ trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm. Tóm lại, nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy, tất cả mọi doanh nghiệp đều cần phải sở hữu các hệ thống và quy trình bảo mật có thể cung cấp cho họ sự an tâm – với mức giá phù hợp.
Vào tháng 3, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (U.S. Department of Health and Human Services) đã bị tấn công mạng nghiêm trọng, khiến các hệ thống gần như rơi vào trạng thái tê liệt trong bối cảnh nước Mỹ đang vật lộn để đối phó với tác động của dịch COVID-19. Đây chỉ là ví dụ nhỏ cho thấy bất cứ tổ chức nào cũng có thể trở thành nạn nhân của tấn công mạng, và sự cần thiết phải đầu tư một hệ thống đủ mạnh, giúp họ đứng vững, hoặc ít nhất không bị sụp đổ hoàn toàn khi bị tin tặc nhắm tới.
Khi những sự kiện “bất khả kháng” như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh… buộc số lượng lớn các doanh nghiệp phải thay đổi phương thức vận hành, chuyển toàn bộ hoặc một phần sang mô hình trực tuyến. Đó cũng chính là lúc doanh nghiệp dễ bị tấn công nhất, và nhu cầu về một nền tảng an ninh mạng mạnh mẽ lại càng trở nên quan trọng hơn.
Một chiến lược an ninh mạng hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú ý đến mọi lĩnh vực, khía cạnh có thể bị kẻ tấn công khai thác. Đồng thời điều này cũng sẽ yêu cầu sự góp mặt của những bộ công cụ và giải pháp toàn diện nhằm khắc phục nhanh chóng mọi hậu quả gây ra bởi sự cố, tránh những hệ quả tiêu cực hơn có thể dẫn đến sự sụp đổ cục bộ.
85% doanh nghiệp báo cáo rằng lợi nhuận sẽ tăng nếu họ có thể áp dụng chiến lược an ninh mạng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu một giải pháp an ninh mạng có chi phí quá cao, doanh nghiệp có thực sự “dám” đầu tư để đổi lấy sự an tâm lâu dài. An ninh mạng cần một nền tảng có thể hoạt động cho các tổ chức khác nhau, cả về cấu trúc và giá cả.
Rất may, nhiều nền tảng bảo mật mới đang được phát triển có thể phù hợp với các doanh nghiệp thuộc mọi nhu cầu và quy mô. Ví dụ, IBEX cung cấp cho khách hàng dịch vụ Network Detection and Response (Phát hiện và phản hồi), một nền tảng bảo mật được phân phối trên đám mây cho phép doanh nghiệp phát hiện và xử lý các sự cố trên hệ thống của mình trong thời gian thực, đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ trực quan để hiểu và giải quyết các mối đe dọa an ninh mạng trước – và trong – một vấn đề.
Nhìn chung, doanh nghiệp cần các giải pháp bảo mật có quy mô phù hợp, bởi chu kỳ kinh doanh luôn biến động có thể gây khó khăn với các nền tảng quá cứng nhắc. Nhìn vào nhiều giải pháp khác nhau là điều cần thiết để giữ an toàn cho dữ liệu.
Doanh nghiệp nên đầu tư vào an ninh mạng càng sớm càng tốt. Các quy trình chuyển đổi sang kỹ thuật số đang diễn ra quá nhanh và chỉ cần chậm chân sẽ mất rất lâu để theo kịp. Hãy tìm giải pháp bảo mật phù hợp với từng khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của công ty, về lâu dài, bạn sẽ thấy đây là một trong những khoản đầu tư đúng đắn nhất của mình.
Bạn cần tư vấn, cung cấp các giải pháp, dịch vụ về an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin, hãy liên hệ Công ty TNHH Vina Aspire | +84 944004666 | info@vina-aspire.com | www.vina-aspire.com
VinaAspire News