Vina Aspire Towards a Greener World – Hội nghị Giải pháp Phát triển bền vững cho Doanh nghiệp Việt Nam

Tại COP26, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010; cùng 141 quốc gia tham gia tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải bằng “0” – Net Zero vào năm 2050 tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26). Đây được xem là bước ngoặt lịch sử, tiền đề cho những toan tính của doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Có thể thấy, Hội nghị COP26 và những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đã thể hiện tầm nhìn thời đại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Những cam kết này phù hợp với xu thế của thế giới về phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, và là động lực thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế sang hướng hiện đại hóa.

Một trong những nội dung chính của Hội nghị COP26 là mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 cũng được nhiều lãnh đạo trên thế giới cam kết mạnh mẽ. Trong đó, Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra tại Lễ công bố Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam ngày 14/7, Việt Nam thiệt hại khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP do các tác động của khí hậu. Tổng chi phí kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra có thể lên tới 523 tỷ USD vào năm 2050. Đáng chú ý, Việt Nam đã tăng lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người lên gấp 4 lần trong thế kỷ này lượng khí thải và đang duy trì tốc độ nhanh nhất trên thế giới.

Theo đó, một vấn đề lớn để đạt Net Zero như đã cam kết chính là nguồn lực thực hiện. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam vừa mới công bố cho thấy, tổng nhu cầu tài chính tăng thêm của Việt Nam để xây dựng khả năng chống chịu và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, hướng tới Net Zero có thể lên tới 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022 – 2040, xấp xỉ 6,8% GDP mỗi năm.

Chi phí của lộ trình khử carbon chủ yếu phát sinh từ ngành năng lượng, gồm chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo và quản lý quá trình chuyển dịch ra khỏi năng lượng than có thể tiêu tốn khoảng 64 tỷ USD trong giai đoạn này. Như vậy, năng lượng là ngành then chốt, quan trọng nhất và cần huy động nhiều nguồn lực nhất để thực hiện các giải pháp giảm thiểu hướng tới mục tiêu Net Zero.

Hiện, có hơn 130 quốc gia đã đặt mục tiêu hoặc đang cân nhắc giảm phát thải carbon ròng bằng 0 đến năm 2050, cam kết tập thể cho 88% phát thải từ nhiên liệu toàn cầu.

Mục tiêu trung hòa carbon bằng 0 tới năm 2050 là một quá trình dài, cần có sự hoạch định rõ ràng và triển khai đồng bộ. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị, trước hết, cần tính toán kỹ lưỡng lộ trình chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững. Quá trình chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững là trách nhiệm của tất cả các bên liên quan.

Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, chính sách, cần nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân và doanh nghiệp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hướng đến tiêu dùng xanh, lối sống xanh, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Cùng với đó, cần thực thi có hiệu quả công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát và các chế tài liên quan để hạn chế, cắt giảm đầu tư; có lộ trình thay thế, đóng cửa các cơ sở sản xuất ô nhiễm, hạ tầng phát thải nhiều carbon.

Là một trong 6 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang tiên phong trong việc thực hiện các “cam kết xanh”, được cộng đồng quốc tế đánh giá như là hình mẫu về một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp đi đầu trong việc gìn giữ và bảo vệ “ngôi nhà chung” của toàn nhân loại.

“Ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân. Khoa học công nghệ phải đi trước để dẫn dắt và nguồn lực tài chính phải là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững, bao trùm và nhân văn”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Mức phát thải carbon ròng bằng “0” vào năm 2050 là một mục tiêu đầy tham vọng nhưng có thể đạt được với sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ. UNDP cam kết hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, các đối tác phát triển, doanh nghiệp, nhà khoa học, phụ nữ, thanh niên và cộng đồng địa phương, để theo đuổi phương pháp tiếp cận toàn Chính phủ và toàn xã hội nhằm hiện thực hóa các tham vọng mới này.


Bài viết liên quan

About Us

Learn More

Vina Aspire is a leading Cyber Security & IT solution and service provider in Vietnam. Vina Aspire is built up by our excellent experts, collaborators with high-qualification and experiences and our international investors and partners. We have intellectual, ambitious people who are putting great effort to provide high quality products and services as well as creating values for customers and society.

may ao thun Kem sữa chua May o thun May o thun đồng phục Định cư Canada Dịch vụ kế ton trọn gi sản xuất đồ bộ
Translate »