Đáp: Chào bạn, ký hiệu OEM là từ viết tắt của “Original Equipment Manufacturer” hoặc mang ý nghĩa tương tự ký hiệu COEM viết tắt của “Commercial Original Equipment Manufacturer” hoặc tương tự OEI viết tắt của “Original Equipment Installation” hoặc tương tự RTM viết tắt của “Release To Manufacturing”. Đây là phiên bản phần mềm bản quyền được sản xuất đại trà và được bán lẻ hoặc đi kèm theo máy.
Lưu ý: rất nhiều người nhầm lẫn khái niệm OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) là các hãng sản xuất máy tính lớn như IBM, HP, Dell…. Tuy nhiên, khái niệm này được hiểu theo nghĩa rộng hơn rất nhiều, ví dụ: chính bản thân bạn cũng là 1 OEM nếu bạn tự tay lắp ráp 1 máy tính cho riêng mình. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn quy định sử dụng Windows OEM tại đây hoặc đọc chữ trong hình ảnh sản phẩm Windows 10 OEM bên dưới
Tùy theo ngữ cảnh, 4 khái niệm OEM, COEM, OEI và RTM là tương tự nhau. Ký hiệu OEM và COEM các bạn thường thấy trên tem bản quyền sau lưng máy Laptop hoặc trên hộp đĩa Windows bán ngoài thị trường. Ký hiệu OEI thường thấy trên các giấy tờ như hóa đơn VAT, hợp đồng, văn bản…. Ký hiệu RTM thường thấy trong các file cấu hình hệ thống của Windows *.cfg (thường các kỹ sư IT mới hay nhìn thấy)
Giấy phép bản quyền này (OEM, COEM, OEI và RTM) khi được cài vào máy nào sẽ phải sử dụng mãi mãi trên máy đó và không thể chuyển giấy phép từ máy này (không dùng nữa) sang máy khác. Đây là giấy phép có giá rẻ nhất, nếu máy tính bị hỏng thì giấy phép bản quyền cũng mất theo. Lưu ý: khái niệm máy tính được hiểu là số ID của chip CMOS (BIOS) là con chip nằm trên bo mạch chính của máy tính. Vì vậy, đối với các linh kiện khác (ổ cứng, ram, cpu…) bạn có thể thay thế thoải mái mà không làm ảnh hưởng đến bản quyền. Mẹo: một số người mặc dù bị hỏng bo mạch chính của máy tính vẫn có thể giữ lại con chip CMOS (BIOS) rồi lắp con chip này sang bo mạch chính khác để giữ lại bản quyền Windows
Phần mềm Microsoft Windows và Office bản quyền dạng OEM được đóng gói theo hộp (Fullbox) bao gồm: hộp, mã Key bản quyền, đĩa cài đặt và sách hướng dẫn. Mỗi hộp này được sử dụng để cài đặt cho 01 máy tính. Nếu bạn có nhiều máy tính, bạn phải mua nhiều hộp sản phẩm này tương ứng với số máy cần cài đặt.
Đáp: Chào bạn, ký hiệu FPP là từ viết tắt của “Full Packaged Product” (đôi khi còn được gọi là Retail) là giấy phép bản quyền bán lẻ dưới hình thức mỗi giấy phép chỉ sử dụng cho 1 máy tính. Không giống như giấy phép dạng OEM, giấy phép FPP có ưu điểm tuyệt vời là có thể chuyển giấy phép từ máy tính này (không dùng nữa) sang máy tính khác. Tuy nhiên, tại cùng 1 thời điểm, chỉ cho phép 01 máy sử dụng, nếu bạn kích hoạt và sử dụng quá số máy trên cùng 1 thời điểm, giấy phép bản quyền sẽ bị Microsoft khóa lại. Nhược điểm của giấy phép FPP là giá thành cao và rất khó mua. Tại thị trường Việt Nam bạn gần như không thể tìm mua được sản phẩm bản quyền FPP của Microsoft
Phần mềm Microsoft Windows và Office bản quyền dạng FPP được sản xuất đại trà và đóng gói theo hộp (Fullbox) bao gồm: hộp, mã Key bản quyền, đĩa cài đặt và sách hướng dẫn. Mỗi hộp này được sử dụng để cài đặt cho 01 máy tính tại cùng 1 thời điểm. Nếu bạn có nhiều máy tính, bạn phải mua nhiều hộp sản phẩm này tương ứng với số máy cần cài đặt.
Đáp: Chào bạn, ký hiệu OLP là từ viết tắt của “Open License” hay trong 1 số trường hợp khác gọi là VL viết tắt của “Volume License” hoặc MAK (Multiple Activation Key). Đây là dạng cấp phép sản phẩm bản quyền giấy phép mở dạng Key (ko có hộp, ko có đĩa cài).
Không giống bản quyền dạng OEM và FPP, bản quyền OLP không được sản xuất đại trà nên ko có hộp mà chỉ có mã Key bản quyền mà thôi. Khi bạn đặt hàng mua bản quyền dạng OLP thì Microsoft mới thiết lập 01 mã bản quyền để cấp cho bạn sử dụng thông qua hộp thư msvlop@microsoft.com hoặc olp@microsoft.com
Bản quyền OLP có giá bán đắt nhất so với bản quyền OEM và FPP và chỉ được cấp phép cho các doanh nghiệp vừa và lớn (không bán lẻ). Mỗi giấy phép bản quyền OLP có thể sử dụng được cho nhiều máy tính (Multiple Activation Lisence) tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Chi phí bản quyền được tính trên đầu máy và có thể mở rộng sau này. Ví dụ: doanh nghiệp mua 01 Key bản quyền cho 10 máy với giá 200$/1máy => doanh nghiệp phải trả 200×10=2000$. Sau một thời gian, nếu doanh nghiệp phát sinh thêm 05 máy tính mới muốn mua bản quyền, doanh nghiệp phải trả thêm 200×5=1000$ để sử dụng thêm 05 máy mới này và vẫn sử dụng 01 Key bản quyền ban đầu cho tổng cộng 15 máy tính
Ưu điểm của Key bản quyền dạng OLP là người quản lý chỉ cần sử dụng 01 Key bản quyền duy nhất cho tất cả các máy và có thể chuyển giấy phép từ máy tính này (không dùng nữa) sang máy tính khác, nếu máy tính bị hỏng thì có thể chuyển giấy phép sang 1 máy tính khác để tiếp tục sử dụng miễn sao tại cùng 1 thời điểm, doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng tối đa số máy tính tương ứng với số lượng máy đã mua
Hình ảnh email từ msvlop@microsoft.com chứa các thông tin về bản quyền OLP cho doanh nghiệp gồm: Tên doanh nghiệp, Số giấy chứng nhập bản quyền, Số giấy phép, Ngày cấp phép, Link đăng nhập, Email đăng nhập…
Email từ msvlop@microsoft.com chứa các thông tin về bản quyền OLP
Licenses (thông tin chi tiết về giấy phép bản quyền OLP đã cấp cho doanh nghiệp, bạn có thể in nội dung này ra để nộp cho công an hoặc các ban liên ngành kiểm tra), Download and Keys (tải về bộ cài đặt và lấy key kích hoạt bản quyền), Administration (quản trị cấp phép truy nhập trang này cho các người dùng khác)…
Bản quyền Windows ký hiệu OEM, OEI, OLP, FPP khác nhau như thế nào ?
Đáp: Chào bạn, các ký hiệu OEM, OEI, OLP và FPP trong Windows bản quyền được dùng để phân biệt cách đóng gói sản phẩm và nhóm sản phẩm dành cho từng đối tượng người tiêu dùng khác nhau. Cụ thể:
- OEM (Original Equipment Manufacturer) hoặc OEI (Original Equipment Installation) hoặc RTM (Release To Manufacturing): dạng cấp phép bán lẻ hoặc đi kèm theo máy và không thể chuyển giấy phép từ máy này (không dùng nữa) sang máy khác. Đây là giấy phép có giá rẻ nhất, nếu máy tính bị hỏng thì giấy phép bản quyền cũng mất theo. Tham khảo: Ký hiệu Microsoft Windows, Office OEM là gì
- FPP (Full Packaged Product) (Retail): giấy phép bán lẻ dưới hình thức mỗi giấy phép chỉ sử dụng cho 1 máy tính và có thể chuyển giấy phép từ máy tính này (không dùng nữa) sang máy tính khác. Tham khảo: Ký hiệu Microsoft Windows, Office FPP là gì
- OLP (Open License) hoặc VL (Volume License): dạng cấp phép sản phẩm giấy phép mở dạng Key (ko có đĩa), mỗi giấy phép có thể sử dụng được cho nhiều máy tính (Multiple Activation Lisence) và có thể chuyển giấy phép từ máy tính này (không dùng nữa) sang máy tính khác. Đây là giấy phép có giá đắt nhất, nếu máy tính bị hỏng thì có thể chuyển giấy phép sang 1 máy tính khác để tiếp tục sử dụng. Tham khảo: Ký hiệu Microsoft Windows, Office OLP là gì
Theo giải thích trên thì có thể hiểu, phiên bản OEM, FPP thích hợp với người dùng cá nhân hoặc các công ty nhỏ. Phiên bản OLP là phiên bản phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn nhờ khả năng chuyển đổi giữa các máy tính và khả năng sử dụng 1 Key cho nhiều máy tính
Vina Aspire là Đại lý chính hãng của Microsoft tại Việt Nam, Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu mua bản quyền Microsoft chính hãng liên hệ Vina Aspire theo thông tin sau:
Email: microsoft@vina-aspire.com | Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668 | Website: www.vina-aspire.com
Vina Aspire | Microsoft Authorized Reseller
Vina Aspire là nhà cung cấp các giải pháp và dịch vụ CNTT và An ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.