API là gì? Tại sao API được sử dụng nhiều hiện nay?

API là gì?

API là từ viết tắt của Application Programming Interface hay “giao diện” lập trình ứng dụng. Là cách thức giao tiếp giữa các ứng dụng với nhau dựa trên các thỏa thuận đầu vào sẽ cung cấp đầu ra tương ứng.

Trong khái niệm trên, ý nghĩa của từng từ trong cụm từ API được giải thích như sau:

Application: Có thể là các ứng dụng mà bạn sử dụng trên smartphone hoặc một chương trình phần mềm bạn đạn dùng.

Programming: Các nhà phát triển sử dụng API để viết phần mềm.

Interface: Là cách mà bạn tương tác với ứng dụng.

Tại sao API được sử dụng nhiều hiện nay?

  • Các ứng dụng sử dụng API làm cuộc sống trở nên dễ dàng hơn

Nếu bạn là người thường hay đọc tin tức, chắc chắn bạn biết một ứng dụng đi nhờ xe khá phổ biến tại Việt Nam như Grab Car. Ứng dụng này dùng các API google maps để hiển thị tài xế nào đang gần bạn nhất cũng như tìm đoạn đường gần nhất, và hiện ước tính giá tiền cho đoạn đường bạn sẽ đi. Nó giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian vì phải tìm kiếm phương tiện đi lại, cũng như làm giảm chi phí đi lại tới mức tối đa.

  • Mở rộng hoạt động kinh doanh với API

Tiềm năng kinh doanh có thể được mở rộng khi các công ty cung cấp một API là rất lớn. Có rất nhiều tài nguyên mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho các nhà phát triển. Với các API có sẵn, các nhà phát triển có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ tới nhiều người hơn nữa.

Ví dụ tốt nhất trong trường hợp này có thể kể đến là Zalo Pay: có thể kết nối nhiều ngân hàng lại với nhau và có thể giao dịch tiền giữa các ngân hàng ngay trên nền tảng này. Các ngân hàng cho phép Zalo Pay kết nối tới API của họ, và bạn có thể quản lý ví tiền của mình tốt hơn, những vẫn tiếp tục là khách hàng của các ngân hàng đó.

Tìm hiểu một số khái niệm xoay quanh API

1. Rest API là gì?

REST API là một ứng dụng dạng chuyển đổi cấu trúc dữ liệu sở hữu các phương thức hỗ trợ kết nối với các thư viện và các ứng dụng khác nhau. Ngoài ra, REST API còn được xem là một giải pháp hỗ trợ tạo ra các ứng dụng web services thay thế vô cùng hiệu quả.

REST API thường sử dụng HTTP dạng đơn giản để có thể tạo ra các giao tiếp giữa các máy với nhau. Chính vì vậy, thay vì chỉ sử dụng một URL cho việc xử lý thông tin người dùng thì REST (REpresentational State Transfer) sẽ thực hiện gửi một yêu cầu dạng HTTP như: GET, POST, DELETE,.. đến với một URL để có thể xử lý được dữ liệu.

2. Web API là gì?

Web API là một dạng phương thức được sử dụng để cho phép các ứng dụng khác nhau có thể giao tiếp được với nhau bằng cách trao đổi dữ liệu qua lại. Dữ liệu này được Web API trả lại dưới dạng JSON hoặc XML thông qua các giao thức HTTP hoặc HTTPS.

Web API hỗ trợ restful đầy đủ các phương thức: Get/Post/put/delete dữ liệu. Nó giúp bạn xây dựng các HTTP service một cách rất đơn giản và nhanh chóng. Nó cũng có khả năng hỗ trợ đầy đủ các thành phần HTTP: URI, request/response headers, caching, versioning, content format.

Những điểm nổi bật của Web API

    • Tự động hóa sản phẩm: Với web API, chúng ta sẽ tự động hóa quản lý công việc, cập nhật luồng công việc, giúp tăng năng suất và tạo hiệu quả công việc cao hơn.
    • Khả năng tích hợp linh động: API cho phép lấy nội dung từ bất kỳ website hoặc ứng dụng nào một cách dễ dàng nếu được cho phép, tăng trải nghiệm người dùng. API hoạt động như một chiếc cổng, cho phép các công ty chia sẻ thông tin được chọn nhưng vẫn tránh được những yêu cầu không mong muốn.
    • Cập nhật thông tin thời gian thực: API có chức năng thay đổi và cập nhật thay đổi theo thời gian thực. Với công nghệ này, dữ liệu sẽ được truyền đi tốt hơn, thông tin chính xác hơn, dịch vụ cung cấp linh hoạt hơn.
    • Có tiêu chuẩn chung dễ sử dụng: Bất kỳ người dùng, công ty nào sử dụng cũng có thể điều chỉnh nội dung, dịch vụ mà họ sử dụng. Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như: routing, controller, action result, filter, model binder, IoC container, dependency injection, unit test.

Web API hoạt động như thế nào?

    • Đầu tiên là xây dựng URL API để bên thứ ba có thể gửi request dữ liệu đến máy chủ cung cấp nội dung, dịch vụ thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS.
    • Tại web server cung cấp nội dung, các ứng dụng nguồn sẽ thực hiện kiểm tra xác thực nếu có và tìm đến tài nguyên thích hợp để tạo nội dung trả về kết quả.
    • Server trả về kết quả theo định dạng JSON hoặc XML thông qua giao thức HTTP/HTTPS.
    • Tại nơi yêu cầu ban đầu là ứng dụng web hoặc ứng dụng di động, dữ liệu JSON/XML sẽ được parse để lấy data. Sau khi có được data thì thực hiện tiếp các hoạt động như lưu dữ liệu xuống Cơ sở dữ liệu, hiển thị dữ liệu…

Ưu và nhược điểm của Web API

Ưu điểm:

    • Web API được sử dụng hầu hết trên các ứng dụng desktop, ứng dụng mobile và ứng dụng website.
    • Linh hoạt với các định dạng dữ liệu khi trả về client: Json, XML hay định dạng khác.
    • Nhanh chóng xây dựng HTTP service: URI, request/response headers, caching, versioning, content formats và có thể host trong ứng dụng hoặc trên IIS.
    • Mã nguồn mở, hỗ trợ chức năng RESTful đầy đủ, sử dụng bởi bất kì client nào hỗ trợ XML, Json.
    • Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như: routing, controller, action result, filter, model binder, IoC container, dependency injection, unit test.
    • Giao tiếp hai chiều được xác nhận trong các giao dịch, đảm bảo độ tin cậy cao.

Nhược điểm:

    • Web API chưa hoàn toàn phải là RESTful service, mới chỉ hỗ trợ mặc định GET, POST.
    • Để sử dụng hiệu quả cần có kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm backend tốt.
    • Tốn thời gian và chi phí cho việc phát triển, nâng cấp và vận hành.
    • Có thể gặp vấn đề về bảo mật khi hệ thống bị tấn công nếu không giới hạn điều kiện kỹ.

3. API Key là gì?

API Key là các từ khóa được sử dụng để cấp quyền cho các ứng dụng, phần mềm nhận diện để chúng có thể làm việc với nhau hiệu quả hơn. Đây là loại code (string) được truyền tải bởi các chương trình máy tính gọi là API để xác định chương trình, nhà phát triển hoặc người dùng nó tới trang web. Các API key được sử dụng với mục đích nhằm giới hạn, kiểm soát sử dụng API. Chẳng hạn như ngăn chặn sự việc lạm dụng API.

API Key thường hoạt động như một mã định danh duy nhất và mã thông báo bí mật để xác thực và thường sẽ có một bộ quyền truy cập trên API được liên kết với nó. Các API Key có thể dựa trên hệ thống định danh duy nhất toàn cầu (UUID) để đảm bảo chúng sẽ là duy nhất cho mỗi người dùng.

4. API Gateway là gì?

API Gateway là một trong những cổng trung gian và nó là cổng vào duy nhất để tới được với các hệ thống microservices của bạn. API Gateway sẽ nhận lấy các requests từ phía client rồi chỉnh sửa, xác thực rồi điều hướng chúng đến với các API cụ thể nằm trên các services ở phía sau.

Ngoài nhiệm vụ là proxy request thì với một hệ thống API Gateway nó thường cần đảm nhận một vài vai trò khác như: bảo mật API, monitoring, analytics số lượng requests, ngoài ra nó còn đảm bảo cho tình trạng của hệ thống ở phía sau.

API thường ứng dụng vào đâu?

  • Ứng dụng trong Web API: là hệ thống API được sử dụng trong các hệ thống website. Hầu hết các website đều ứng dụng đến Web API cho phép bạn kết nối, lấy dữ liệu hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu. Ví dụ: Bạn thiết kế chức nằng login thông Google, Facebook, Twitter, Github… Điều này có nghĩa là bạn đang gọi đến API của. Hoặc như các ứng dụng di động đều lấy dữ liệu thông qua API.

  • Ứng dụng API trên hệ điều hành: Windows hay Linux có rất nhiều API, họ cung cấp các tài liệu API là đặc tả các hàm, phương thức cũng như các giao thức kết nối. Nó giúp lập trình viên có thể tạo ra các phần mềm ứng dụng có thể tương tác trực tiếp với hệ điều hành.
  • API của thư viện phần mềm hay framework: API mô tả và quy định các hành động mong muốn mà các thư viện cung cấp. Một API có thể có nhiều cách triển khai khác nhau và nó cũng giúp cho một chương trình viết bằng ngôn ngữ này có thể sử dụng thư viện được viết bằng ngôn ngữ khác. Ví dụ bạn có thể dùng Php để yêu cầu một thư viện tạo file PDF được viết bằng C++.

Tóm tắt 4 Điều bạn nên biết về API

  1. Các nhà phát triển làm việc với API để tạo phần mềm và ứng dụng là chủ yếu. Và rất hiếm khi những end user tương tác trực tiếp đến API.
  2. API hoạt động như một chiếc cổng, cho phép các công ty chia sẻ thông tin được chọn nhưng vẫn tránh được những yêu cầu không mong muốn.
  3. API có thể làm cho cuộc sống của bạn trở nên tốt hơn. Khi các hãng hàng không chia sẻ API của họ cho các nhà phát triển, bạn có thể dễ dàng tìm được các vé máy bay giá rẻ từ các trang web so sánh.
  4. Các doanh nghiệp xây dựng nên API. Phần mềm Momo, Zalo Pay là những ví dụ về phần mềm được xây dựng dựa trên các API từ các ngân hàng cung cấp.

Vina Aspire là Công ty tư vấn, cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.

Với khát vọng vươn tới sự hoàn hảo, Vina Aspire luôn mong muốn mang đến cho người dùng những trải nghiệm bảo mật và an toàn thông tin tuyệt đối. Trong suốt hơn 5 năm hoạt động, Vina Aspire đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường và tham vọng sẽ trở thành một trong những Tập đoàn Công nghệ hàng đầu tại Đông Nam Á trong tương lai gần.

Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty Vina Aspire theo thông tin sau:

Email: info@vina-aspire.com | Website: www.vina-aspire.com
Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin


Bài viết liên quan

About Us

Learn More

Vina Aspire is a leading Cyber Security & IT solution and service provider in Vietnam. Vina Aspire is built up by our excellent experts, collaborators with high-qualification and experiences and our international investors and partners. We have intellectual, ambitious people who are putting great effort to provide high quality products and services as well as creating values for customers and society.

may ao thun Kem sữa chua May o thun May o thun đồng phục Định cư Canada Dịch vụ kế ton trọn gi sản xuất đồ bộ
Translate »