Cường quốc không gian mạng ?

KHÁI NIỆM CƯỜNG QUỐC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Trong thế giới thực, cường quốc là một khái niệm dùng trong quan hệquốc tế, để chỉ một quốc gia có sức mạnh và tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Khái niệm và danh sách những cường quốc có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên đặc điểm của các quốc gia này là có sức mạnh về kinh tế, quân sự và có diện tích, tài nguyên tương đối lớn[1].

Trên không gian mạng, một cường quốc cũng phải có những “sức mạnh” tương tự như cường quốc trên thế giới thực. Sức mạnh đó bao gồm: độ lớn của lãnh thổ số(bao gồm các nền tảng, hạ tầng số); quyền lực của chính phủ số; số lượng “công dân số” (bao gồm hàng tỷ tài khoản của công dân trên mạng); khả năng kiểm soát, khai thác tài nguyên số(dữ liệu số); sự thiện chiến của lực lượng “tác chiến mạng”.

CHỈ SỐ CƯỜNG QUỐC KHÔNG GIAN MẠNG

Hiện nay, trên thế giới chưa có nhiều báo cáo nghiên cứu về cường quốc không gian mạng được công bố. Năm 2020, Trung tâm Belfer của Harvard Kennedy School đã công bố Báo cáo đánh giá Chỉ số cường quốc không gian mạng quốc gia (NCPI -National Cyber Power Index). Đây là báo cáo đánh giá có uy tín nhất đến thời điểm hiện nay về cường quốc không gian mạng. [2]

Bảy nhóm chỉ số đánh giá cường quốc không gian mạng bao gồm: (1) giám sát không gian mạng (surveillance); (2) phòng vệ(defence); (3) kiểm soát và định hướng thông tin (control); (4) tình báo trên không gian mạng (intelligence); (5) làm chủ công nghệ và phát triển công nghiệp (commerce); (6) tấn công (offence); (7) ảnh hưởng quốc tế(norms).

Khác với Chỉ số an toàn, an ninh mạng của ITU (GCI) đang được Việt Nam và nhiều quốc gia quan tâm,sử dụng đánh giá mức độ cam kết nâng cao an toàn, an ninh mạng của mỗi quốc gia, NCPI tập trung nhiều hơn vào thực lực của một quốc gia, bao gồm cả những nội dung nhạy cảm, thường không công khai như: tấn công, tình báo, định hướng tuyên truyền thông tin[3].

a. Xếp hạng cường quốc không gian mạng

Các quốc gia có chỉ số cường quốc không gian mạng toàn diện nhất theo NCPI 2020 ở tất cả 7 mục tiêu, từ1 đến 10: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Nga, Hà Lan, Pháp, Đức, Canada, Nhật  Bản, Úc. Việt Nam xếp hạng thứ 20 xếp trên Ấn Độ, Ý, Ukraine…

Bảng xếp hạng sức mạnh không gian mạng (Cyber Power Index) -2020

b.Đánh giá

Để có được một bức tranh đầy đủ về cường quốc không gian mạng, NCPI đã sử dụng 2 phép đo bao gồm: tham vọng/ý chí (Intent) chủ yếu đánh giá về thể chế, chính sách và thực lực (Capability) chủ yếu đánh giá khả năng thực hiện tham vọng và kết quả thực tế. Cả 2 phép đo đều dựa trên 7 nhóm chỉ số.

Theo báo cáo, Hoa Kỳ đang là cường quốc không gian mạng số 1 thế giới. Nước này đứng đầu ở 4/7 nhóm chỉ số, bao gồm: (1) kiểm soát và định hướng thông tin, (2) ảnh hưởng quốc tế, (3) tình báo trên không gian mạng và (4) tấn công mạng.

Điều lưu ý Trung Quốc vẫn đang thể hiện sức mạnh không gian mạng, dẫn đầu thế giới ở 3/7 nhóm chỉ số, bao gồm: 1) giám sát không gian mạng; (2) phòng vệ; (3) làm chủ công nghệ và phát triển công nghiệp.

Báo cáo cũng cho thấy một số quốc gia đang nổi lên như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (xếp 26), Việt Nam (xếp 20), Singapore (xếp 18)…

Có một điều bất ngờ trong bảng xếp hạng, trái ngược với suy nghĩ thông thường, là trường hợp của Israel, quốc gia này thường được các nhà bình luận đưa lên đầu các bảng xếp hạng, đặc biệt về khả năng tấn công mạng và tình báo mạng. Nhóm nghiên cứu NCPI giải thích rằng họ sử dụng dữ liệu công khai cho nghiên cứu của mình, trong khi phần lớn sức mạnh trên không gian mạng của Israel được vận hành một cách bí mật.

Chỉ số NCPI được coi là cách tiếp cận mới và là phương pháp để đánh giá, xếp hạng các cường quốc trên không gian mạng.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO AN NINH MẠNG VIỆT NAM

“Cường quốc an ninh mạng cũng giống như cường quốc quân sự trong thế giới thực. Việt Nam phải là cường quốc về an ninh mạng thì không ai đánh mình, vì thế có hoà bình và con cháu chúng ta sẽ không phải chết trên sa trường”. Đây là thông điệp trong bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trong Ngày An toàn thông tin Việt Nam diễn ra vào 30/11/2018.

Xét theo 07 nhóm chỉ số về cường quốc không gian mạng thì có đến 4/7 nhóm chỉ số liên quan trực tiếp đến lĩnh vực an toàn, an ninh mạng. Do đó, việc nghiên cứu, nâng cao 4/7 nhóm chỉ số liên quan trực tiếp đến an toàn, an ninh mạng trong bộ Chỉ số cường quốc không gian mạng (NCPI) sẽ giúp ích cho việc hiện thực hóa tầm nhìn trở thành Cường quốc an toàn, an ninh mạng của Việt Nam. Dựa vào NCPI, chúng ta có thể xác định được các
nhóm nhiệm vụ nhằm nâng cao thứ hạng Việt Nam cho các nhóm chỉ số sau:

a.Theo dõi, giám sát không gian mạng
Nhóm chỉ số này nhằm đánh giá khả năng giám sát trên không gian mạng của một quốc gia, bao gồm: giám sát lưu lượng Internet (phát hiện dấu hiệu tấn công mạng), giải mã thông tin tình báo, theo dõi các tổ chức tội phạm, các nhóm khủng bố và các cá nhân để phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Việt Nam xếp thứ 3 trong đánh giá mục tiêu về chỉ số giám sát

Với Nhóm chỉ số theo dõi, giám sát không gian mạng, Việt Nam được xếp thứ 3/30 nước về tham vọng (Intent), nhưng xếp thứ 22/30 nước thực lực
(Capability). Điều này cho thấy khả năng triển khai của chúng ta chưa tương xứng với mong muốn. Để cải thiện Nhóm chỉ số này, một số giải pháp sau cần thực hiện:

Thứ nhất, có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn các cơ quan quản lý nhà nước giám sát các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

– Thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước triển khai hệ thống kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng lực thực thi giám sát, giải mã các giao thức, lưu lượng băng thông tại các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) nhằm dự báo sớm và phát hiện kịp thời dấu hiệu tấn công mạng, các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

– Thứ ba, nghiên cứu, cập nhật, phát triển, ứng dụng các công nghệ mới phục vụ công tác giám sát như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data)…

b) Bảo vệ không gian mạng quốc gia

Nội hàm của Nhóm chỉ số này là khả năng phòng thủ trên không gian mạng của một quốc gia, trong đó tập trung vào khả năng bảo vệ Chính phủ, tài sản quốc gia và hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng, thiết yếu.

Với Nhóm chỉ số này, Việt Nam không được xếp hạng cao, đứng thứ 29/30 nước về tham vọng và 25/29 nước về thực lực. Các chỉ số chính trong Nhóm này bao gồm: tỷ lệ lây nhiễm mã độc, các lỗ hổng điểm yếu còn tồn tại và khả năng phục hồi, ứng phó các sự cố của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại quốc gia đó. Để cải thiện Nhóm chỉ số này, Việt Nam cần triển khai các giải pháp sau:

– Xây dựng hạ tầng số an toàn: Bộ TT&TT chỉ đạo doanh nghiệp viễn thông, Internet triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet an toàn (Security by Default). Các doanh nghiệp viễn thông, Internet thực hiện kiểm tra, đánh giá ATANM thiết bị viễn thông, Internet trước khi đưa vào sử dụng. Các cơ quan, tổ chức nhà nước, chủ quản các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia tiên phong sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet an toàn.

Bảo vệ hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, hệ thống thông tin quan trọng quốc gia: Đầu tư cho nhận thức và kỹ năng ATANM của cán bộ công
chức nhà nước, các nhân viên làm việc trong các cơ quan chủ quản các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Đây là giải pháp căn cơ, vì hơn 80% các sự cố liên quan đến an toàn, an ninh mạng là do lỗi của người sử dụng. Cơ quan nhà nước, chủ quản các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia duy trì và hoàn thiện mô hình 4 lớp bảo đảm ATTT.

Thay đổi thói quen và hành vi trên không gian mạng của người dân, doanh nghiệp: Để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có nhận thức và kỹ năng tự bảo vệ mình trên không gian mạng, Bộ TT&TT (Cục ATTT) thiết lập Cổng không gian mạng quốc gia (khonggianmang.vn) cung cấp thông tin, hướng dẫn tổ
chức, cá nhân về ATANM và cung cấp công cụ bảo đảm ATANM cho tổ chức, cá nhân. Công bố công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng các vụ tấn công mạng gây sự cố nghiêm trọng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức ATANM.

a. Kiểm soát và định hướng thông tin

Nội hàm của Nhóm chỉ số này là khả năng sử dụng các giải pháp công nghệ để kiểm soát thông tin, điều hòa xu hướng thông tin, gỡ bỏ tài liệu vi phạm pháp luật khỏi mạng xã hội và bác bỏ tuyên truyền sai lệch của nước ngoài.

Với Nhóm chỉ số này, Việt Nam xếp thứ 5/30 nước về tham vọng và 20/29 nước về thực lực.

Danh sách 10 nước dẫn đầu trong đánh giá mục tiêu về chỉ số kiểm soát và định hướng thông tin

Nhóm chỉ số nàyđề cao khả năng chiếm lĩnh không gian mạng của các doanh nghiệp số, các nền tảng dùng chung với số lượng người dùng lớn và khả năng kiểm soát thông tin trên các nền tảng xuyên quốc gia.
Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số quốc gia sẽ là biện pháp lâu dài, căn cơ, hiệu quả nhất để chúng ta cải thiện Nhóm chỉ số này. Trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, thông tin trên không gian mạng nói chung và thông tin trên các nền tảng truyền thông nói riêng phải được bảo đảm lành mạnh không gây phương hại đến chủ quyền của Việt Nam, không ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Những giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát, xử lý thông tin trái pháp luật, truyền thông chủ động thông tin tích cực bao gồm

Hiện đại hóa Hệ thống kỹ thuật hỗ trợ theo dõi, giám sát, tổng hợp thông tin trên mạng.

Phát triển các Năng lực kỹ thuật ngăn chặn, xử lý thông tin trên không gian mạng.

– Phát triển các Hệ thống kỹ thuật giám sát tuân thủ của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ trên Internet.

d) Tham gia định hình quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế

Nhóm chỉ số này đánh giá việc tham gia của một quốc gia vào các cuộc thảo luận quốc tế về luật pháp, chính sách và kỹ thuật xung quanh các quy tắc trên không gian mạng; ký kết các hiệp ước, tham gia vào các nhóm công tác kỹ thuật và các quan hệ đối tác và liên minh không gian mạng để chống lại tội phạm mạng cũng như chia sẻ năng lực và chuyên môn kỹ thuật.

Với Nhóm chỉ số này, Việt Nam chỉ đứng thứ 26/30 nước về tham vọng và 21/29 nước về thực lực. Để nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong việc định hình quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế, một số giải pháp cần triển khai như sau:

  • Triển khai kế hoạch và các giải pháp triển khai đưa Việt Nam vào nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng theo đánh giá của ITU (Năm 2019 Việt nam đứng thứ 50 thế giới về chỉ số an toàn, an ninh mạng).
  •  Ký kết các văn bản thỏa thuận, hợp tác quốc tế đa phương và song phương với các quốc gia trong nhóm các nước cường quốc không gian mạng như Israel, Úc, Nhật bản…
  • Tham gia chia sẻ năng lực và chuyên môn với các nhóm chính sách, kỹ thuật của các tổ chức quốc tế liên quan đến an toàn không gian mạng như nhóm công tác kỹ thuật của Liên minh Viễn thông quốc tế (SG13, SG17).
  • Tham gia chủ động, tích cực vào việc xây dựng các khuôn khổ pháp lý, tiêu chuẩn, nguyên tắc quốc tế mới về không gian mạng (Norms) phù hợp với mục tiêu và lợi ích của Việt Nam./.

Vina Aspire là công ty tư vấn, cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.

Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty Vina Aspire theo thông tin sau:

Email: info@vina-aspire.com | Website: www.vina-aspire.com
Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668


Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://www.press.umich.edu/16953/when_the_stakes_are_high

[2] https://www.belfercenter.org/publication/national-cyber-power-index-2020

[3] https://www.itu.int/en/ITU-D/Cybersecurity/Pages/global-cybersecurity-index.aspx


Bài viết liên quan

About Us

Learn More

Vina Aspire is a leading Cyber Security & IT solution and service provider in Vietnam. Vina Aspire is built up by our excellent experts, collaborators with high-qualification and experiences and our international investors and partners. We have intellectual, ambitious people who are putting great effort to provide high quality products and services as well as creating values for customers and society.

may ao thun Kem sữa chua May o thun May o thun đồng phục Định cư Canada Dịch vụ kế ton trọn gi sản xuất đồ bộ
Translate »