Căn cứ nội quy công ty, CBNV Công ty Vina Aspire khi muốn nghỉ phép thì có thể điền thông tin theo mẫu sau & báo cáo theo quy định.
Yêu cầu nghỉ phép – Click here
GIỜ LÀM VIỆC , GIỜ NGHỈ, NGÀY NGHỈ, NGHỈ PHÉP
Điều 20.
Thời gian làm việc tại công ty là 5.5 ngày/ tuần, cụ thể như sau:
CBNV hành chính, CBNV tác nghiệp:
Từ ngày thứ hai đến ngày thứ bảy:
Sáng : từ 09:00 đến 12:00
Chiều: từ 13:00 đến 17:00
Điều 21. Ngày nghỉ lễ:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 04 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 09 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 03 âm lịch)
Điều 22. Nghỉ phép hàng năm
22.1. Người lao động có thời gian làm việc tại công ty đủ 12 tháng thì được nghỉ phép năm có lương trong 12 ngày; mỗi 05 năm thâm niên được nghỉ thêm 01 ngày phép năm.
22.2. CBNV trong cùng một tổ làm việc tối đa cho 02 người nghỉ phép năm trong cùng 1 ngày.
22.3. Cán bộ và tất cả CBNV có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ phép năm tối đa 03 ngày 01 lần và phải làm xong thủ tục nghỉ phép năm trước 07 ngày và bàn giao công việc cho CBNV làm thay.
22.4. Công ty được sắp xếp các đơn vị nghỉ phép năm tập thể trong thời gian cần tạm ngừng hoạt động
22.5. CBNV làm việc chưa đủ 12 tháng, nếu không nghỉ phép năm theo tỷ lệ thì được cấp phát số tiền tính theo tỷ lệ và được cấp trả chung với tiền thưởng cuối năm trước tết Âm lịch.
22.6. Lao động được tuyển theo thời vụ hoặc tính chất tạm thời không được hưởng nghỉ phép năm nhưng được hưởng các quyền lợi được tính gộp vào tiền công.
Điều 23.
Tất cả CBNV được nghỉ trong những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ pháp định. Trong trường hợp do cần làm gấp, Công ty có thể thỏa thuận một số CBNV làm thêm trong ngày nghỉ pháp định. Sau khi hoàn thành công việc, những CBNV trên được nghỉ bù vào ngày khác hoặc được lãnh trợ cấp theo chế độ quy định.
Điều 24.
Việc xác nhận tăng ca thì ngoài sự chấp nhận của cấp quản lý trực tiếp còn phải xin ý kiến chấp thuận của Ban Giám đốc.
Điều 25. Việc xin nghỉ phép.
25.1. Mọi trường hợp vắng mặt trong giờ làm việc đều phải có email xin phép đã được Ban Giám Đốc phê duyệt.
25.2. Thời gian xin phép tính theo giờ, giờ xin phép ngắn nhất nửa giờ.
25.3. Khi điền “Đơn xin nghỉ phép” phải ghi rõ loại phép, nguyên do. Trường hợp xin phép với lý do không chính đáng hoặc ảnh hưởng đến công việc chung thì cấp quản lý trực tiếp bộ phận giải quyết theo tình hình thực tế hoặc không chấp thuận nghỉ phép hoặc rút bớt thời gian xin phép hoặc thay đổi ngày xin nghỉ phép.
25.4. Trường hợp xin nghỉ phép thì phải được Ban Giám đốc ký duyệt.
25.5. Trường hợp CBNV bị bệnh đột xuất hoặc bận việc gấp phải báo qua điện thoại hoặc nhờ người mang hộ giấy xin phép viết tắt gửi cho cấp quản lý trực tiếp.
25.6. Trường hợp bất đắc dĩ không thể làm theo quy định tại điều 25.5 ,thì sau đó phải bổ túc giấy xin phép bằng không sẽ xem như nghỉ không lý do.
25.7. Việc xin nghỉ phép chia làm 06 loại. Bộ phận nhân sự thống kê số giờ và số lần nghỉ phép theo từng loại để làm cơ sở cho việc ghi điểm tại thành tích sát hạch hàng năm. Việc xin nghỉ phép trong giờ tăng ca không liệt vào thống kê.
25.7.1. Nghỉ việc riêng:
– Mỗi tháng không quá 02 ngày hoặc mỗi năm không quá 14 ngày phép.
– Thời gian nghỉ việc riêng không được tính lương, trường hợp không xin phép bị xem như nghỉ không lý do.
25.7.2. Nghỉ ốm:
– Được thực hiện theo điều 39 Luật lao động ; Điều 9 NĐ 195 và điều 7 Điều lệ bảo hiểm xã hội.
25.7.3. Nghỉ phép được kết hôn:
– Bản thân được kết hôn nghỉ 03 ngày
– Con cái kết hôn được nghỉ 01 ngày
– Phải trình giấy chứng nhận kết hôn (bản photo) và được hưởng lương.
25.7.4. Nghỉ phép tang:
– Cha, mẹ (gồm bên chồng hoặc bên vợ); anh em ruột qua đời được nghỉ 03 ngày có lương.
– Các trường hợp trên đều phải xuất trình chứng nhận.
25.7.5. Nghỉ phép sinh:
– Lao động nữ nghỉ phép sinh trước và sau khi sinh cộng dồn không quá 06 tháng (tính cả ngày nghỉ và lễ pháp định) và được nghỉ phép 4 tuần trước ngày sinh. Quyền lợi người lao động nữ được giải quyết theo điều 141 và điều 144 Luật lao động.
– Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
– Nghỉ phép sinh được nghỉ một lần liên tục và có thể thỏa thuận đi làm sớm hơn trước khi hết phép và có thể nghỉ thêm nhưng phải được sự chấp thuận của người sử dụng lao động.
25.7.6. Tai nạn lao động và đau ốm:
– Cán bộ CBNV không còn khả năng làm việc do ốm hoặc do tai nạn ngoài ý muốn, tai nạn lao động mà dẫn đến một phần hoặc nhiều bộ phận cơ thể bị tổn thương làm giảm khả năng làm việc, tàn tật hoặc do công việc gây nên bệnh nghề nghiệp, đều được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, riêng công ty cũng trích quỹ phúc lợi để chăm sóc thêm.
-Về việc bồi hoàn toàn tai nạn lao động, công ty sẽ thực hiện theo quy định hiện hành.
25.8. Thủ tục xin phép thêm ngày:
Một ngày trước khi hết phép, CBNV phải đích thân hoặc nhờ người khác đến xin phép thêm tại công ty, trường hợp nghỉ tiếp mà chưa được chấp thuận thì xem như nghỉ không lý do.
Vina Aspire | www.vina-aspire.com