Ban tổ chức Chương trình Giải thưởng Sao Khuê 2022 thông báo lịch thuyết trình cụ thể cho Vina Aspire & Gihubb như sau:
- Thời gian:Thứ 7, ngày 19/03/2022
- Hình thức: Trực tuyến qua Zoom
STT | Tên Đề cử | Nhóm – Lĩnh vực | Thời gian | Link Zoom | Hội đồng |
1 | GIHUBB | N5. Các sản phẩm, giải pháp phần mềm mới | 13:30 – 13:55 | https://us06web.zoom.us/j/83777618053 | Hội đồng 5 |
Thông tin Hội đồng: Số 5
- Trưởng Hội đồng: Ông Lê Quang Minh, Trưởng phòng Nghiên cứu An toàn hệ thống thông tin, Viện CNTT, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Ông Đỗ Thanh Thái, Chuyên gia CNTT, Công ty BOSCH GLOBAL SOFTWARE TECHNOLOGIES
- TS. Trần Cao Trưởng, Data Scientist
Thư ký: Ms. Cao Ánh Hằng , VINASA
Doanh nghiệp cần setup đầy đủ trang thiết bị và đường truyền trước giờ thuyết trình
DN có thể liên hệ với Thư ký chương trình để test Zoom trước
Thành phần tham gia thuyết trình của Gihubb:
o Lãnh đạo doanh nghiệp – Jack Bùi
o Đại diện marketing, sales – Trân Bùi
o Đại diện kỹ thuật – Thịnh, Hiếu
o Đại diện ban tài chính kế toán, nhân sự – Lynn Nguyen
THÔNG TIN CẦN CÓ TRONG SLIDE THUYẾT TRÌNH
Ghi rõ: Tên Sản phẩm/ Dịch vụ/ Giải pháp và lĩnh vực đề cử
Lưu ý: Các Đơn vị trình bày slide ngắn gọn, bám sát vào các tiêu chí Nhóm đăng ký.
Slide trong khoảng 10 trang bao gồm các thông tin sau:
1. Mô tả vắn tắt công năng chính
2. Tính độc đáo (khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường)
3. Công nghệ:Tập trung vào các xu hướng công nghệ mới (nếu có)
4. Mô hình kinh doanh
5. Thị trường (thị phần và tiềm năng, số lượng khách hàng)
6. Con số về tài chính (Đơngiá, Doanh thu 2020, 2021, tăng trưởng qua các năm)
7. Năng lực gọi vốn (đối với các sản phẩm startups)
8. Giới thiệu vắn tắt về doanh nghiệp (1-2 slides)
MỘT SỐ GỢI Ý CHO DOANH NGHIỆP KHI THUYẾT TRÌNH
Người thuyết trình chính cần có kỹ năng, kinh nghiệm trình bày, kiến thức sâu rộng về sản phẩm và thị trường, đảm bảo trả lời đúng, đủ các câu hỏi của giám khảo:
- Không nên sử dụng 100% tài liệu sales/marketing của đơn vị để trình bày
- Trong khi thuyết trình không nên quá phụ thuộc vào slide
- Nên cấu trúc bài thuyết trình gây ấn tượng cho Ban giám khảo. VD: Tạo cuộc đối thoại để mở đầu, kể câu chuyện, sử dụng trang phục, đạo cụ, âm nhạc,…
- Thời gian thuyết trình + demo sản phẩm chỉ có 12 phút -> người thuyết trình nên tập trung đi thẳng vào phần nội dung thuyết trình về sản phẩm, tập trung vào điểm mạnh, các tiêu chí đánh giá của BTC, tránh giới thiệu dài dòng, lan man.
Lưu ý:
- Đảm bảo đường truyền, thiết bị cho thuyết trình online và liên hệ với Thư ký Hội đồng để test Zoom trước
- Sử dụng background Zoom này khi tham gia thuyết trình
- Quan trọng: 100% người tham gia đặt tên theo cú pháp sau khi vào phòng thuyết trình: Tên Hội đồng – Tên Công ty – Tên Đại diện. Ví dụ: HD5 – Vina Aspire – Jack Bùi.
Hướng dẫn cụ thể thêm và các lưu ý cho vòng thuyết trình, tham khảo tại video này.
Giải thưởng Sao Khuê được VINASA tổ chức lần đầu tiên năm 2003 với mục đích lựa chọn, tôn vinh và phổ biến các nền tảng, dịch vụ, giải pháp công nghệ số Việt Nam xuất sắc hàng năm. Qua 18 năm tổ chức, 1.269 nền tảng, dịch vụ, giải pháp công nghệ xuất sắc đã được vinh danh. Giải thưởng Sao Khuê đã trở thành một kênh truyền thông, quảng bá, định hướng thị trường hiệu quả chắp cánh cho hàng nghìn thương hiệu thương hiệu phần mềm và đồng hành cùng sự phát triển, lớn mạnh của các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam như: FPT, VNPT, Viettel, MISA, KMS, TMA, Rikkeisoft, FSI, Bravo…
Năm 2021, với nhiều nỗ lực, Việt Nam có sự thay đổi thứ hạng khá đáng kể về chuyển đổi số trong các bảng xếp hạng quốc tế. Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia hấp dẫn nhất về dịch vụ công nghệ thông tin. Việt Nam hiện là một trong số những quốc gia sớm triển khai 5G và thuộc trong nhóm 10 quốc gia có mức độ triển khai địa chỉ Internet thế hệ mới cao nhất toàn cầu. Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế Internet gần 30%, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tăng từ 30% lên 96%, cũng thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu. An toàn, an ninh mạng xếp thứ 25/194, tăng 25 bậc.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2022 sẽ là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện. Là năm đầu thực hiện các chiến lược mới: Hạ tầng số, Dữ liệu, Công nghiệp công nghệ số, Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Các doanh nghiệp công nghệ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc này. Giải thưởng Sao Khuê 2022 với nhiệm vụ tiên phong “Xung kích chuyển đổi số”, sẽ tiếp tục sứ mệnh lựa chọn, và quảng bá, xây dựng thương hiệu các nền tảng số, dịch vụ số, giải pháp số, góp phần nhanh chóng đưa các giải pháp số vào giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội, hướng tới tạo dựng những hệ sinh thái số hoàn chỉnh cho tất cả các ngành, các lĩnh vực.
Giải thưởng Sao Khuê 2022 lựa chọn và vinh danh các nền tảng, dịch vụ, giải pháp số trong 06 nhóm:
- Nhóm 1: Các sản phẩm, giải pháp số (bình xét theo 21 lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành)
- Nhóm 2: Các nền tảng chuyển đổi số
- Nhóm 3: Các giải pháp công nghệ tiên phong (AI, IoT, Big Data, Cloud, BlockChain, Robotics, VR, AR, XR, in 3D…)
- Nhóm 4: Các sản phẩm, giải pháp khởi nghiệp số
- Nhóm 5: Các sản phẩm, giải pháp phần mềm mới
- Nhóm 6: Các dịch vụ CNTT (09 lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành)
Lịch trình các hoạt động của Giải thưởng Sao Khuê 2022
- Nhận hồ sơ: dự kiến 10/01/2022– 13/3/2022. Các doanh nghiệp, tổ chức tìm hiểu và đăng ký trực tuyến tại: http://giaithuongsaokhue.vn
- Vòng Sơ loại hồ sơ: dự kiến 15/03/2022
- Vòng thuyết trình & thẩm định: dự kiến từ 16-17/3/2022
- Vòng Bình chọn Chung tuyển: dự kiến 19/3/2022
- Lễ Công bố và Trao Giải thưởng: dự kiến ngày 23/4/2022
- Chương trình truyền thông: Trong suốt năm 2022, các Giải thưởng Sao Khuê năm 2022 sẽ được thực hiện các chương trình truyền thông quy mô toàn quốc và được ưu tiên lựa chọn và đề cử tham gia Giải thưởng APICTA – giải thưởng danh giá trong lĩnh vực CNTT ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Giải thưởng Sao Khuê 2022 có sự đồng hành của các Bộ, Cục, Vụ, Viện, các tổ chức Hiệp hội ngành nghề có quan tâm đến ngành phần mềm và dịch vụ CNTT. Chương trình năm nay dự kiến sẽ tiếp tục có sự bảo trợ từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ và một số Bộ liên quan có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ chính trong chuyển đổi số theo ngành/lĩnh vực.
Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASA cho biết thêm: “Các nền tảng, dịch vụ, giải pháp số, trong giai đoạn này, không chỉ có nhiệm vụ mang lại doanh thu, lợi nhuận cho các doanh nghiệp công nghệ, mà cao hơn, quan trọng hơn là sứ mệnh giúp các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, nhanh chóng phục hồi sau đại dịch, và tạo được giá trị mới, lợi thế cạnh tranh. Giải thưởng Sao Khuê sẽ lựa chọn ra những sản phẩm, dịch vụ xuất sắc, những giá trị tốt, và đồng hành cùng các doanh nghiệp số để nhanh chóng lan tỏa những giá trị này tới các tổ chức, doanh nghiệp, giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia.”
Ban tổ chức Giải thưởng Sao Khuê (VINASA)