An ninh mạng đang là ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh những tháng gần đây, khi sự thay đổi đột ngột của lực lượng lao động từ văn phòng giờ làm việc tại nhà đã làm gia tăng một loạt các mối đe dọa mới trong các thiết lập để làm việc từ xa.
Thêm vào đó là sự bùng nổ của tội phạm mạng trong thời gian đại dịch diễn ra, còn các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một loạt các lỗ hổng bảo mật khi viễn cảnh làm việc từ xa còn vô thời hạn.
Cải thiện trải nghiệm người dùng cuối và tăng năng suất làm việc cho nhân viên từ xa là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Ngoài ra, cho phép xác thực đa yếu tố (MFA) được xác định là chìa khóa chính để thực hiện các chính sách này và cũng sẽ là khoản đầu tư bảo mật hàng đầu của các doanh nghiệp.
Bảo mật Zero Trust đã chuyển từ một lựa chọn sang ưu tiên kinh doanh trong những ngày đầu của đại dịch, khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tìm cách xử lý luồng công việc mới, có khả năng không an toàn, nhiều thiết bị đăng nhập vào mạng công ty từ nhà của nhân viên. Do sự phát triển của công việc phải làm từ xa, có hơn 51% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang đẩy nhanh việc triển khai các khả năng của mô hình bảo mật Zero Trust. Zero Trust đã trở thành tiêu chuẩn của an ninh mạng với 94% doanh nghiệp đang trong quá trình triển khai mô hình bảo mật Zero Trust mới.
Zero Trust được định nghĩa là sự kết hợp giữa các ứng dụng, dữ liệu và danh tính, hoàn toàn phù hợp với bối cảnh công nghệ thông tin hiện nay.
Bộ dữ liệu đa dạng, thông minh hơn
Đại dịch Covid-19 là nguyên nhân làm gia tăng các trò gian lận và lừa đảo, các cuộc tấn công nhanh và một loạt các phương thức tấn công mạng khác đang tìm cách khai thác các lỗ hổng bảo mật.
Khả năng phục hồi là nền tảng cho hoạt động kinh doanh
An ninh mạng sẽ củng cố phần lớn những vấn đề mà các doanh nghiệp đã làm, xu hướng làm việc từ xa còn tiếp tục phát triển. Để bảo đảm khả năng phục hồi trong bối cảnh ngày càng nhiều mối đe dọa mới, các doanh nghiệp sẽ cần phải thường xuyên đánh giá rủi ro và khả năng thực thi các chiến lược an ninh mạng của họ, sử dụng kết hợp nỗ lực của con người và công nghệ.
Nền tảng điện toán đám mây có thể giúp các tổ chức dễ dàng lập kế hoạch cho các kịch bản về rủi ro an ninh mạng và kế hoạch dự phòng. Nhiều công ty hiện đã chuyển sang sử dụng nền tảng đám mây và các công nghệ lai, bởi vì khả năng phục hồi cao với hầu hết các tình huống rủi ro, so với mức chống chịu thấp như hiện nay của các công nghệ truyền thống.
Nền tảng đám mây là một yêu cầu bảo mật bắt buộc
Các cuộc tấn công lừa đảo thành công với số lượng cao hơn đáng kể từ các tổ chức sử dụng công nghệ truyền thống so với trên nền tảng đám mây. Các Doanh nghiệp sẽ ưu tiên đầu tư vào bảo mật đám mây để giảm nguy cơ rủi ro tấn công mạng, tiếp theo là dữ liệu, bảo mật thông tin và các công cụ chống lừa đảo. Nhu cầu mở rộng và tích hợp bảo mật các điểm cuối cho điện toán đám mây, biến đám mây trở thành một phần quan trọng trong các khoản đầu tư vào an ninh mạng trong tương lai của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Vina Aspire là nhà cung cấp các giải pháp và dịch vụ CNTT và An ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.
Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty TNHH Vina Aspire theo thông tin sau:
Email: info@vina-aspire.com | Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668 | Website: www.vina-aspire.com
Vina Aspire