Phục hồi sau thảm họa là gì? Kế hoạch Disaster Recovery (DR)

Phục hồi sau thảm họa (Tiếng anh: Disaster Recovery) đề cập đến các phương pháp, hoạt động thực tiễn và công nghệ mà các tổ chức doanh nghiệp sử dụng để khôi phục dữ liệu và khôi phục quyền truy cập công nghệ thông tin (CNTT) sau thảm họa liên quan đến công nghệ.

Bây giờ, hãy tìm hiểu chính xác hơn về “thảm họa” bao gồm những gì? Các thảm họa liên quan đến công nghệ bao gồm các sự cố như gián đoạn dịch vụ, sự cố mạng, lỗi máy chủ (server) và vi phạm bảo mật. Những sự cố này được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:

  • Thiên tai như bão và động đất.
  • Sự cố công nghệ và mất điện.
  • Các cuộc tấn công mạng, chẳng hạn như ransomware.
  • Lỗi người dùng.
  • Đại dịch, dịch bệnh.

Những thảm họa này có thể gây thiệt hại hàng triệu đô la cho các doanh nghiệp lớn và một số doanh nghiệp nhỏ có thể không bao giờ phục hồi lại dữ liệu sau thảm họa. Một kế hoạch khắc phục thảm họa hiệu quả có thể giúp tổ chức của bạn tránh được hàng triệu tổn thất.

Tổng quan về kế hoạch phục hồi sau thảm họa

Kế hoạch phục hồi sau thảm họa nên ưu tiên duy trì tính liên tục trong kinh doanh (business continuity). Hoạt động kinh doanh liên tục là việc duy trì và khôi phục các hoạt động kinh doanh bình thường trong và ngay sau một thảm họa liên quan đến công nghệ.

Chiến lược phục hồi sau thảm họa mạnh mẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh liên tục bằng cách tối ưu hóa bảo mật, phát hiện rủi ro và sự cố, dự phòng dữ liệu và thời gian khôi phục dữ liệu.

Nếu không có bản sao lưu (backup) dữ liệu và cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây, doanh nghiệp phải dựa vào các tùy chọn sao lưu tại chỗ (on-premises backup). Điều này đòi hỏi phải duy trì trung tâm dữ liệu (data center) thứ hai đủ xa để nó không bị ảnh hưởng bởi các trường hợp tương tự (chẳng hạn như mất điện) như đã xảy ra với trung tâm dữ liệu chính của doanh nghiệp.

Rõ ràng, việc xây dựng và duy trì một trung tâm dữ liệu thứ hai có thể là một công việc tốn kém và chi phí sẽ tăng lên tùy thuộc vào loại dự phòng mà doanh nghiệp của bạn yêu cầu.

Hoạt động khôi phục sau thảm họa

Giả sử một thảm họa tự nhiên, chẳng hạn như lũ lụt, phá hủy trung tâm dữ liệu tại chỗ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đó chuẩn bị sẵn chiến lược khắc phục sau thảm họa thì khả năng khôi phục dữ liệu quan trọng sẽ cao hơn nhiều. Có một số phương pháp sao lưu dữ liệu khác nhau mà tổ chức có thể đã sử dụng trước để nhanh chóng phục hồi sau tình huống này:

  • Sao chép dữ liệu quan trọng tới một trung tâm dữ liệu khác: Thông thường, trung tâm dữ liệu thứ đó thuộc sở hữu của nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
  • Một ổ đĩa di động được lưu trữ tại trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp: Nếu được gỡ bỏ trước khi thảm họa xảy ra, ổ đĩa có thể được sử dụng để khôi phục dữ liệu tại một trung tâm dữ liệu khác.
  • Dịch vụ sao lưu dựa trên đám mây, chẳng hạn như CMC Cloud Backup: Tự động sao lưu dữ liệu lên đám mây. Phương pháp này thường tiết kiệm chi phí hơn so với các lựa chọn tại chỗ (on-premises).

Các phương pháp sao lưu này cũng có hiệu quả nếu dữ liệu của doanh nghiệp bị đe dọa từ một cuộc tấn công bảo mật.

Lấy ví dụ, một cuộc tấn công ransomware: Trong cuộc tấn công bằng ransomware, tội phạm mạng cài đặt phần mềm độc hại khóa dữ liệu nhạy cảm và/hoặc các hệ thống quan trọng trong kinh doanh. Sau đó, chúng yêu cầu tiền chuộc để truy cập. Nếu doanh nghiệp của bạn đã sao lưu an toàn dữ liệu bằng một trong các phương pháp nêu trên thì tác động tiềm ẩn của phần mềm tống tiền và các cuộc tấn công mạng khác có thể giảm đi đáng kể.

Tạo ra một kế hoạch khôi phục thảm họa

Lập kế hoạch khôi phục sau thảm họa bắt đầu bằng việc thành lập một đội ngũ để xác định các hệ thống và dữ liệu quan trọng. Đội nhóm này nên lập kế hoạch khôi phục thảm họa nhằm đảm bảo rằng dữ liệu được an toàn nhất để ngăn chặn mất mát và các biện pháp khắc phục để đảm bảo quyền truy cập và dữ liệu được lấy lại càng sớm càng tốt nếu bị mất.

Kế hoạch khắc phục thảm họa nên ưu tiên hai số liệu chính: mục tiêu thời gian khôi phục (RTO) và mục tiêu điểm khôi phục (RPO):

  • RTO xác định khoảng thời gian mà doanh nghiệp mong muốn để khôi phục quyền truy cập, dữ liệu và chức năng thiết yếu sau thảm họa liên quan đến công nghệ.
  • RPO đề cập đến thời điểm đã xảy ra thảm họa và doanh nghiệp muốn khôi phục dữ liệu vào đúng thời điểm đó. RPO cũng xác định tần suất bạn nên sao lưu dữ liệu cần thiết. Ví dụ: Nếu RPO là 4 giờ thì dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp phải được sao lưu ít nhất 4 giờ một lần.

Sau khi đã vạch ra kế hoạch khắc phục thảm họa để đạt được RPO, doanh nghiệp sẽ cần tinh chỉnh nó:

  • Hãy cân nhắc việc tuân thủ và quy định khi soạn thảo và cập nhật các kế hoạch khôi phục thảm họa của doanh nghiệp. Ở nhiều khu vực, luật bảo mật dữ liệu yêu cầu phải có kế hoạch khôi phục để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm. Việc không nhanh chóng khôi phục dữ liệu sau thảm họa có thể dẫn đến vi phạm tuân thủ và bị phạt.
  • Kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch khôi phục thảm họa thường xuyên và luôn xác định các mối đe dọa mới đang rình rập. Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp không bị mất cảnh giác trước quy mô hoặc sự cải tiến trong các cuộc tấn công liên quan đến công nghệ.
  • Đào tạo nhân viên về quy trình khắc phục thảm họa. Những nhân viên đã được chuẩn bị trước có nhiều khả năng thực hiện thành công vai trò của mình trong quá trình khắc phục thảm họa.

Kế hoạch khôi phục thảm họa dựa trên đám mây

Như đã nêu trong phần trước, có một số phương pháp khác nhau để đảm bảo dữ liệu an toàn. Đội ngũ khôi phục sau thảm họa của doanh nghiệp nên xác định cách nào trong số chúng sẽ là cách hiệu quả nhất để sao lưu dữ liệu cần thiết dựa trên RPO.

Ngoài ra còn có một số giải pháp dựa trên đám mây (cloud) có thể trợ giúp. Dưới đây là một số điều cần cân nhắc khi soạn thảo kế hoạch khôi phục thảm họa dựa trên đám mây:

  • Các giải pháp sao lưu (backup) và khôi phục dữ liệu bằng cách lưu trữ trên đám mây. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như CMC Cloud cung cấp bản sao lưu có khả năng mở rộng và bảo mật.
  • Ảo hóa (Virtualization) là dịch vụ sao lưu dữ liệu và toàn bộ môi trường máy tính bằng máy ảo. Điều này cho phép nhân viên truy cập nhanh vào các tệp và môi trường làm việc nhanh chóng nếu trung tâm dữ liệu chính bị lỗi.

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều giải pháp khắc phục thảm họa trên đám mây hiện có. Khi phác thảo kế hoạch khắc phục thảm họa, doanh nghiệp nên chọn các phương pháp và giải pháp bảo vệ các loại dữ liệu quan trọng nhất tại tổ chức của mình.

Điều đó có nghĩa là, bất kể nhu cầu sao lưu và khôi phục của bạn là gì, việc khắc phục thảm họa trên đám mây thường tiết kiệm chi phí hơn so với việc dựa vào trung tâm dữ liệu tại chỗ (on-premises data center) của doanh nghiệp.

Có thể thấy, kế hoạch phục hồi sau thảm họa (Disaster Recovery) không chỉ là một bước phòng tránh, mà là một chiến lược toàn diện giúp doanh nghiệp vượt qua và tái thiết lập hoạt động bình thường sau mọi sự cố. Đối mặt với những thách thức ngày càng phức tạp, sự chú ý đặc biệt đối với kế hoạch phục hồi sau thảm họa là quan trọng để đảm bảo kinh doanh liên tục, sự bền vững và thành công của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số.

Vina Aspire là Công ty tư vấn, cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.

Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty Vina Aspire theo thông tin sau:

Email: info@vina-aspire.com | Website: www.vina-aspire.com
Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin


Bài viết liên quan

About Us

Learn More

Vina Aspire is a leading Cyber Security & IT solution and service provider in Vietnam. Vina Aspire is built up by our excellent experts, collaborators with high-qualification and experiences and our international investors and partners. We have intellectual, ambitious people who are putting great effort to provide high quality products and services as well as creating values for customers and society.

may ao thun Kem sữa chua May o thun May o thun đồng phục Định cư Canada Dịch vụ kế ton trọn gi sản xuất đồ bộ
Translate »