Các kiểu chiến lược tấn công mạng và cách hóa giải (P1)

Lời mở đầu

Những tên tội phạm mạng hiện nay đã nâng cấp các kỹ thuật vốn phức tạp mà chúng sử dụng để tránh bị phát hiện khi lặng lẽ đột nhập vào các mạng vì nhiều động cơ, mà thường là vì lợi ích về tài chính. Trong số nhiều loại tội phạm khác, những kẻ gieo rắc mối đe dọa này đang tìm cách đánh cắp tài sản trí tuệ, thực hiện hoạt động gián điệp, làm gián đoạn các quy trình hoặc giữ tệp tin để tống tiền. Chúng sử dụng những kỹ thuật mới nhất để tránh bị phát hiện nhằm tiếp tục truy cập và thực hiện các hoạt động gây hại mà không bị chú ý.

Sau khi khai thác mục tiêu, những kẻ tấn công sẽ tìm cách tải xuống và cài đặt phần mềm độc hại lên hệ thống bị xâm nhập. Trong nhiều trường hợp, phần mềm độc hại được dùng là biến thể mới phát triển mà các giải pháp diệt virus truyền thống còn chưa biết đến.

Sách điện tử này cụ thể hóa các chiến lược và công cụ tấn công mạng mà những tên tội phạm mạng sử dụng để thâm nhập vào mạng của bạn, cũng như phân tích chi tiết cách bạn có thể đối phó với những chiến lược đó để khiến bọn tội phạm mạng phải dừng tay sau một phen hú vía.

Chiến lược tấn công mạng số 1: Không ngừng “khủng bố” các mạng bằng phần mềm độc hại 24/7

Tổng số lượng các phần mềm độc hại đang có xu hướng gia tăng, thậm chí một số quốc gia còn nhận thấy con số kỷ lục lên đến hàng triệu. Các cuộc tấn công có thể nhắm đến và xâm nhập vào mạng của bạn theo muôn hình vạn trạng. Email, thiết bị di động, lưu lượng truy cập web, v.v. đều là các mục tiêu và tin tặc thậm chí còn có thể xâm nhập vào mạng của bạn thông qua phương thức tự động khai thác. Ngoài ra, quy mô công ty không phải là yếu tố đáng bận tâm. Trong mắt tin tặc, bạn là một địa chỉ IP, một địa chỉ email hoặc một mục tiêu tiềm năng để thực hiện cuộc tấn công bằng cách làm lây nhiễm phần mềm độc hại trên các trang web phổ biến để tác động đến một nhóm người dùng cụ thể. Những kẻ tấn công sử dụng các công cụ tự động để tiến hành hoạt động khai thác hoặc gửi email lừa đảo suốt cả ngày lẫn đêm.

Vấn đề mà nhiều tổ chức gặp phải là không có công cụ phù hợp để phòng tránh. Nhiều tổ chức không có các công cụ tự động để hỗ trợ lọc lưu lượng truy cập, bảo vệ điểm cuối và loại trừ email gây hại. Các tổ chức khác chạy những loại tường lửa không phát hiện được lưu lượng truy cập đã mã hóa để tìm ra mối đe dọa tiềm ẩn hoặc chỉ dựa vào bộ nhớ hệ thống tích hợp có hạn để lưu trữ các thuộc tính của phần mềm độc hại.

Phương án phản công số 1: Bảo vệ mạng của bạn từng phút mỗi ngày

Do có hàng trăm biến thể chưa từng thấy của phần mềm độc hại được phát triển mỗi giờ, các tổ chức cần có biện pháp bảo vệ kịp thời theo thời gian thực để đối phó với những mối đe dọa mới xuất hiện đó. Giải pháp bảo mật hiệu quả cần tích hợp công nghệ mới nhất để phát hiện mối nguy hiểm tức thì, nhờ đó bảo vệ tổ chức của bạn 24/7. Với lượng lớn các loại hình và biến thể của phần mềm độc hại, không một bộ nhớ trống của bất cứ loại tường lửa nào đủ sức chứa. Giải pháp dịch vụ bảo mật tích hợp công nghệ như Kiểm tra sâu về bộ nhớ theo thời gian thực (Real-Time Deep Memory Inspection, RTDMI™) chủ động phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa do lỗ hổng chưa từng biết đến cũng như các biến thể chưa xác định của phần mềm độc hại trên thị trường đại chúng.

Tường lửa nên dùng công nghệ sandbox dựa trên đám mây để có cái nhìn tổng quan nhất về phần mềm độc hại cũng như phát hiện và xác định các biến thể hoàn toàn mới. Ngoài ra, cần đảm bảo rằng giải pháp bảo mật của bạn hỗ trợ biện pháp bảo vệ được cập nhật liên tục không chỉ ở cổng tường lửa mà còn ở các điểm cuối di động và từ xa, bởi vì các thiết bị Internet vạn vật (IOT) có thể trở thành điểm truy cập cho những kẻ tấn công

Chiến lược tấn công mạng số 2: Làm lây nhiễm nhiều dạng phần mềm độc hại giữa các mạng

Những tên tội phạm mạng sử dụng nhiều hình thức tấn công và biến thể của phần mềm độc hại để xâm nhập vào các mạng. Năm loại thường thấy nhất là virus, sâu máy tính, Trojan, phần mềm gián điệp và phần mềm tống tiền.

Ban đầu, virus máy tính lây lan qua hoạt động chia sẻ tệp phương tiện bị nhiễm virus. Cùng với sự phát triển của công nghệ, phương thức phát tán cũng tinh vi hơn. Ngày nay, virus thường lây lan qua các chương trình chính thống, hoạt động chia sẻ tệp tin, nội dung tải về từ trang web và tệp tin đính kèm email. Một khi được mở hoặc thực thi, loại phần mềm độc hại này có thể thực hiện một loạt hành vi gây hại, từ làm hư hỏng dữ liệu đến khiến hệ thống gặp sự cố.

Sâu máy tính xuất hiện từ cuối những năm 1980 nhưng chỉ lan rộng khi cơ sở hạ tầng mạng trong các tổ chức trở nên phổ biến. Khác với virus máy tính, sâu máy tính tự sao chép và có thể lây lan trên toàn mạng mà không cần có tương tác từ con người. Loại phần mềm độc hại này có thể lây nhiễm nhanh chóng và khiến mạng bị quá tải bởi lưu lượng truy cập.

Trojan là các chương trình độc hại giả dạng phần mềm hoặc tệp tin chính thống, được đặc biệt thiết kế để trích xuất dữ liệu nhạy cảm từ mạng. Nhiều loại Trojan sẽ chiếm quyền kiểm soát hệ thống bị lây nhiễm và mở cửa hậu (back door) để kẻ tấn công có thể truy cập vào sau. Trojan cũng được dùng để tạo mạng botnet.

Về bản chất, phần mềm gián điệp thường không độc hại nhưng lại rất phiền toái vì thường nhắm đến các trình duyệt web khiến các trình duyệt này gần như không hoạt động được khi bị lây nhiễm. Phần mềm gián điệp đôi khingụy trang dưới dạng ứng dụng chính thống, mang đến cho người dùngmột số lợi ích trong khi bí mật ghi lại thao tác gõ phím và lịch sử duyệt web, đánh cắp dữ liệu cá nhân hoặc theo dõi cách thức sử dụng và hành vi của người dùng. Sau đó, dữ liệu bị đánh cắp sẽ được gửi cho kẻ tấn công, gây ảnh hưởng đến tính bảo mật và quyền riêng tư của người dùng.

Phần mềm tống tiền là hình thức tấn công mà thường sẽ mã hóa tệp tin trên điểm cuối hoặc trên toàn bộ máy chủ, khiến những tệp tin này không thể truy cập được. Tội phạm mạng yêu cầu tổ chức chi một khoản tiền chuộc (thường bằng Bitcoin) để đổi lấy khóa mã hóa. Khi phần mềm tống tiền lây lan sang các hệ thống quan trọng trong doanh nghiệp, chi phí đối phó với loại phần mềm độc hại này có thể lên đến hàng trăm nghìn đô-la hoặc hơn thế.

Phương án phản công số 2: Đảm bảo rằng mạng của bạn được bảo vệ khỏi mọi loại phần mềm độc hại

Tất cả các loại tường lửa phải bảo vệ được các tổ chức khỏi mọi mối đe dọa về an ninh mạng. Để làm được điều này, cách tốt nhất là kết hợp những biện pháp bảo vệ như vậy thành một phương thức duy nhất, có độ trễ thấp nhằm ngăn chặn các hình thức tấn công không chỉ ở cổng mà còn ở các điểm cuối ngoài vành đai thông thường. Hãy tìm kiếm những tính năng có:

Biện pháp bảo vệ dựa trên mạng đối với phần mềm độc hại nhằm ngăn những kẻ tấn công tải xuống hoặc truyền phần mềm độc hại sang hệ thống bị xâm nhập

  • Thông tin cập nhật liên tục và kịp thời để bảo vệ mạng bất kể ngày đêm khỏi hàng triệu biến thể mới của phần mềm độc hại ngay khi chúng được phát hiện.
  • Dịch vụ ngăn ngừa xâm nhập (IPS) để ngăn những kẻ tấn công khai thác các lỗ hổng.
  • Kỹ thuật sandbox giúp gửi mã đáng ngờ đến môi trường biệt lập trên đám mây để thực thi và phân tích nhằm phát hiện phần mềm độc hại chưa từng xuất hiện trước đó.
  • Kỹ thuật bảo mật truy cập để áp dụng các biện pháp đối phó theo cách kiểm soát truy cập ở các điểm cuối di động và từ xa, cả bên trong lẫn bên ngoài vành đai mạng.
  • Dịch vụ bảo mật email để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng hình thức giả mạo, spam, Trojan và hình thức tấn công phi kỹ thuật được truyền qua email.

Để bổ sung tầng bảo vệ cho mạng khỏi phần mềm độc hại, hãy đảm bảo mọi thiết bị có quyền truy cập vào mạng phải có phần mềm diệt virus mới nhất. Khi ghép nối PC chạy phần mềm diệt virus toàn diện với tường lửa của mạng, các tổ chức có thể ngăn chặn nhiều công cụ mà những tên tội phạm mạng sử dụng để xâm nhập vào mạng.

Vina Aspire là Công ty tư vấn, cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.

Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty Vina Aspire theo thông tin sau:

Email: info@vina-aspire.com | Website: www.vina-aspire.com

Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668


Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin


Bài viết liên quan

About Us

Learn More

Vina Aspire is a leading Cyber Security & IT solution and service provider in Vietnam. Vina Aspire is built up by our excellent experts, collaborators with high-qualification and experiences and our international investors and partners. We have intellectual, ambitious people who are putting great effort to provide high quality products and services as well as creating values for customers and society.

may ao thun Kem sữa chua May o thun May o thun đồng phục Định cư Canada Dịch vụ kế ton trọn gi sản xuất đồ bộ
Translate »