Sự “tấn công” của công nghệ đám mây đã mang đến sự dịch chuyển từ giải pháp lưu trữ từ tại chỗ (On-premises) lên đám mây (Cloud) của rất nhiều doanh nghiệp.
Từ năm 2015 đến nay, đám mây đã trở thành ngành dịch vụ hái ra tiền và thuyết phục người sử dụng bởi nhiều lợi thế hơn lưu trữ tại chỗ. Tuy nhiên, giải pháp đám mây cũng mang lại không ít khó khăn và tất nhiên lưu trữ tại chỗ vẫn có nhiều giá trị. Nó vẫn giải quyết được nhiều vấn đề cho người dùng.
Vậy, những bất lợi của đám mây là gì? Vì sao nói lưu trữ tại chỗ vẫn còn giá trị với người dùng? Cùng phân tích và tìm giải pháp phù hợp với cho doanh nghiệp của bạn.
1. Định nghĩa On-premises và Cloud là gì?
Muốn hiểu rõ bản chất và ý nghĩa của các giải pháp thì đầu tiên phải hiểu: chúng là gì?
1.1 On-premises là gì?
Lưu trữ tại chỗ hay On-premises là dạng lưu trữ phụ thuộc vào các thiết bị vật lý của doanh nghiệp, thường nằm trong trung tâm dữ liệu của công ty – trái ngược với việc chạy từ xa trên các máy chủ hay đám mây.
Bằng cách cài đặt và chạy phần mềm trên phần cứng trong khả năng kiểm soát của công ty, nhân viên kỹ thuật có quyền truy cập vật lý vào dữ liệu và có thể trực tiếp kiểm soát cấu hình, quản lý và bảo mật cơ sở hạ tầng máy tính và dữ liệu. Không có sự tham gia của bên thứ ba, bạn đảm nhận toàn bộ quyền sở hữu.
1.2 Ưu nhược điểm của lưu trữ tại chỗ On-premises
Về ưu điểm:
Tổng chi phí sở hữu (TCO): Vì bạn chỉ thanh toán một lần và sử dụng mãi mãi nên giải pháp On-premises có thể có Tổng chi phí sở hữu (Cost of Ownership) thấp hơn hệ thống đám mây (thường gia hạn theo định kỳ).
Kiểm soát hoàn toàn: Dữ liệu, nền tảng phần cứng và phần mềm của bạn đều thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của bạn. Quyết định cấu hình, nâng cấp và thay đổi hệ thống đều do bạn quản lý…
Thời gian hoạt động: Với hệ thống dữ liệu tại chỗ, bạn không dựa vào kết nối internet hoặc các yếu tố bên ngoài để truy cập phần mềm của mình.
Nhược điểm:
Chi tiêu vốn lớn: Các hệ thống cơ sở vật chất và cơ sở vật lý mặc dù trả một lần nhưng vốn đầu tư là rất lớn, nghĩa là Chi phí tài sản cố định (CapEx) sẽ kèm theo như sửa chữa, bảo trì máy móc, nâng cấp chức năng, nâng cấp phần mềm…
Trách nhiệm bảo trì: Khi đầu tư giải pháp lưu trữ On-premises, bạn (hoặc thuê đội ngũ) chịu trách nhiệm bảo trì phần cứng và phần mềm máy chủ, sao lưu dữ liệu, lưu trữ và khôi phục hỏng hóc. Đây có thể là một vấn đề đối với các công ty nhỏ vì ngân sách và nguồn lực kỹ thuật hạn chế.
Thời gian triển khai lâu hơn: Việc triển khai hệ thống On-premises đi vào hoạt động có thể mất nhiều thời gian hơn do thời gian cần thiết để hoàn thành cài đặt trên máy chủ và từng máy tính/laptop riêng lẻ.
1.3 Lưu trữ đám mây là gì?
Cloud computing hay điện toán đám mây là giải pháp lưu trữ dữ liệu trên mạng internet
Ví dụ, nếu ví bầu trời là không gian internet thì những “đám mây” chính là các “đám” dữ liệu. Nếu bạn muốn sử dụng các đám mây này bạn phải bỏ tiền để mua không gian lưu trữ chúng.
Điện toán đám mây cung cấp tài nguyên hệ thống máy tính theo yêu cầu, không yêu cầu quản lý tích cực và thường bao gồm các ứng dụng như khả năng lưu trữ và xử lý. Với mô hình đăng ký dựa trên đám mây, bạn cũng không cần mua thêm bất kỳ cơ sở hạ tầng hoặc giấy phép nào. Để đổi lấy một khoản phí hàng năm, nhà cung cấp đám mây sẽ duy trì máy chủ, mạng và phần mềm cho bạn.
Với đám mây dùng chung, dữ liệu của khách hàng được bảo mật hoàn toàn. Đó là một lựa chọn kinh tế hơn nhưng cung cấp khả năng tùy chỉnh hạn chế vì quyền kiểm soát hoàn toàn là của nhà cung cấp, bạn chỉ có khả năng gia hạn, mua thêm hoặc ngừng gia hạn sử dụng dịch vụ mà thôi.
1.4 Ưu nhược điểm của lưu trữ trên đám mây
Ưu điểm:
Truy cập mọi nơi và mọi lúc: Bạn có thể truy cập các ứng dụng của mình mọi lúc và mọi nơi thông qua trình duyệt web từ mọi thiết bị, không bị phụ thuộc vào một thiết bị cố định như lưu trữ On-premises.
Giá cả phải chăng: đám mây không yêu cầu một lần trả hết, bạn có thể thực hiện thanh toán thường xuyên theo nhu cầu, nó là chi phí hoạt động (OpEx). Bạn cũng không phải quan tâm đến các chi phí bảo trì, nâng cấp hệ thống.
Chi phí có thể dự đoán: Các khoản thanh toán hàng tháng có thể dự đoán được bao gồm giấy phép phần mềm, nâng cấp, hỗ trợ và sao lưu hàng ngày từ nhà cung cấp.
Không cần lo lắng về CNTT: Vì phần mềm lưu trữ đám mây thuộc sự quyền soát và trách nhiệm của nhà cung cấp nên bạn không cần phải lo lắng về việc bảo trì phần mềm hoặc phần cứng của nó. Khả năng tương thích và nâng cấp hệ thống cũng do nhà cung cấp dịch vụ đám mây đảm nhận.
Mức độ bảo mật cao: Trung tâm dữ liệu sử dụng các biện pháp bảo mật vượt quá khả năng chi trả của hầu hết các doanh nghiệp, do đó dữ liệu của bạn thường an toàn hơn trên đám mây so với trên máy chủ trong văn phòng của bạn.
Triển khai nhanh chóng: Phần mềm dựa trên đám mây được triển khai qua Internet chỉ trong vài giờ/ngày so với các ứng dụng cần được cài đặt trên máy chủ vật lý và mỗi PC hoặc laptop.
Khả năng mở rộng: Công nghệ đám mây cung cấp tính linh hoạt cao hơn vì bạn chỉ trả tiền cho những gì bạn sử dụng và có thể dễ dàng mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu, ví dụ như thêm và mở rộng giấy phép.
Chi phí năng lượng thấp hơn: Khi chuyển sang đám mây, bạn không còn phải trả tiền để cấp nguồn cho các máy chủ tại chỗ hoặc duy trì môi trường của chúng. Điều này làm giảm đáng kể số tiền bạn phải trả cho các chi phí năng lượng của mình.
Nhược điểm:
Khả năng kết nối: Các giải pháp đám mây yêu cầu truy cập internet để duy trì hoạt động vì mọi dữ liệu của bạn đều lưu trữ trên môi trường internet.
Chi phí dài hạn: Mặc dù yêu cầu đầu tư trả trước thấp hơn lưu trữ tại chỗ, nhưng các ứng dụng đám mây có thể tốn kém hơn trong suốt vòng đời của hệ thống, làm tăng tổng chi phí sở hữu (TCO).
Ít tùy biến hơn: Phần mềm đám mây thường có thể định cấu hình nhưng tùy thuộc vào cách nó được lưu trữ, một giải pháp đám mây có thể không đối phó được với sự phát triển phức tạp.
2. Sự khác biệt chính giữa lưu trữ On-Premises Và Cloud
Có những công ty vẫn chọn giải pháp lưu trữ thay vì đám mây. Nhưng cũng có những doanh nghiệp chọn chuyển toàn bộ lưu trữ đám mây.
Cả hai đều có ưu nhược điểm riêng. Từ những điểm này mới có thể xác định loại giải pháp phù hợp với tổ chức của bạn. Chúng tôi sẽ tóm lược một vài điểm khác biệt chính của 2 giải pháp này:
2.1 Khả năng triển khai
On-premises: Tổ chức tự chịu trách nhiệm duy trì giải pháp và các quy trình liên quan. Việc triển khai được thực hiện nội bộ bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng của công ty
Cloud: Nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm hệ thống trên máy chủ của họ. Doanh nghiệp có thể truy cập vào bất kỳ thời điểm nào với các quy trình liên quan do nhà cung cấp dịch vụ đám mây máy chủ đảm nhận.
2.2 Khả năng kiểm soát dữ liệu
On-premises: Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát hệ thống và duy trì 100% quyền riêng tư (đây là hai lý do tại sao hầu hết các tổ chức lớn chọn tránh xa đám mây, nhưng đi kèm phải là một nguồn lực rất lớn).
Cloud: Mặc dù dữ liệu và khóa mã hóa được chia sẻ với nhà cung cấp bên thứ ba, nhưng quyền sở hữu chung và khả năng truy cập vẫn là một vấn đề phụ thuộc vào uy tín nhà cung cấp (vì dữ liệu đám mây rất khó kiểm soát).
2.3 Tính bảo mật
On-premises: An toàn hơn vì nó được thực hiện nội bộ, nhưng có nhiều biện pháp phức tạp cần được thực hiện để duy trì đầy đủ tính bảo mật của dữ liệu.
Cloud: Ít khả năng xảy ra sự cố phần cứng hay phần mềm. Nhà cung cấp thường có nhiều giao thức dự phòng và ngăn chặn tấn công, thảm họa để bảo mật dữ liệu.
2.4 Tuân thủ chính sách bảo mật
On-premises: Có những kiểm soát quy định mà hầu hết các công ty cần phải tuân theo. Để đáp ứng các quy định của chính phủ và ngành, các công ty bắt buộc phải tiếp tục cung cấp dữ liệu của họ. Điều này có thể dễ dàng nếu tất cả dữ liệu được duy trì nội bộ.
Cloud: Các công ty cần đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ đang đáp ứng các nhiệm vụ quy định trong ngành cụ thể của họ. Điều quan trọng là dữ liệu của khách hàng, nhân viên và đối tác được bảo mật, theo đó đảm bảo quyền riêng tư.
2.5 Chi phí
On-premises: Một hệ thống từ đầu đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và đi kèm với một cái giá khá đắt. Không chỉ là khoản đầu tư ban đầu, cùng với việc mua thêm cơ sở hạ tầng và quy trình mà còn cả chi phí bảo trì và vận hành mà công ty sẽ phải chịu liên tục.
Cloud: Tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều, đặc biệt là những dịch vụ có quy mô nhỏ. Thời gian thiết lập và vận hành rẻ hơn và nhanh hơn.
2.6 Tương thích di động
On-premises: Thường phải yêu cầu sự hỗ trợ của bên thứ ba để truy cập trên thiết bị di động. Điều này làm tăng nguy cơ mất an ninh và liên lạc. Yêu cầu một số biện pháp bảo mật cần được thực hiện nếu nhân viên truy cập tệp trên thiết bị cá nhân.
Cloud: Cần có kết nối internet để truy cập dữ liệu của mình bằng thiết bị di động. Điều này cho phép nhân viên của bạn làm việc mọi lúc, mọi nơi, dẫn đến tỷ lệ tương tác cao hơn.
3. On-Premises Và Cloud: Cái nào tốt hơn?
Tại sao đám mây tốt hơn tại chỗ?
Có thể nói, lưu trữ đám mây mang lại nhiều lợi thế hơn lưu trữ tại chỗ cho phần lớn người dùng.
451 Research dự đoán về doanh thu từ điện toán đám mây đến năm 2021
Đám mây có sự linh hoạt, độ tin cậy và bảo mật cao đồng thời loại bỏ những rắc rối trong việc bảo trì, nâng cấp hệ thống. Đám mây giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nguồn lực để thực hiện các chiến lược kinh doanh quan trọng hơn.
Kết luận
Đâu phải nhất thiết chọn giải pháp này HOẶC giải pháp kia, bạn hoàn toàn có thể chọn cả giải pháp lưu trữ tại chỗ VÀ lưu trữ trên đám mây.
Điều này có nghĩa là bạn không cần phải độc quyền sử dụng các hệ thống tại chỗ hoặc dựa trên đám mây. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng cả hai cho những nhu cầu phù hợp nhất. Ví dụ: bạn có thể có một số máy chủ nội bộ cho dữ liệu quan trọng nhất, trong khi có dữ liệu hàng ngày trên đám mây để tất cả nhân viên của bạn có thể truy cập nhanh chóng.
Hi vọng bài viết giúp các doanh nghiệp hay cá nhân đang phân vân về việc chuyển mình sang sử dụng đám mây sẽ có cái nhìn khách quan hơn về cả 2 giải pháp On-premises và Cloud. Từ đó, có sự đầu tư phù hợp với nhu cầu của mình.
Vina Aspire là công ty tư vấn, cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.
Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty Vina Aspire theo thông tin sau:
Email: info@vina-aspire.com | Website: www.vina-aspire.com
Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin