Khám quá căn lều chống nghe lén của Tổng thống Mỹ

Căn lều kiều cắm trại đó không phải dùng để ngủ. Căn lều đó được Tổng thống Mỹ sử dụng khi nói chuyện điện thoại hay bàn bạc các vấn đề hệ trọng với các quan chức cấp cao.

Trong các chuyến công du nước ngoài của Tổng thống Obama, ngoài những bản báo cáo tóm tắt, quà lưu niệm để tặng các nguyên thủ nước chủ nhà, các sĩ quan, nhân viên hậu cần còn mang theo một bộ đồ nghề được gọi là “lều an ninh” dành riêng cho Tổng thống Obama sử dụng.

Việc trang bị “lều an ninh” cho Tổng thống Obama không chỉ khi đi đến các quốc gia mà Mỹ xem là “đối thủ”, mà ngay cả các quốc gia đồng minh cũng thế.

Theo mô tả của một số cựu quan chức an ninh, chiếc “lều an ninh” là một loại lều cắm trại được thiết kế đặc biệt không phải dùng để ngủ mà để Tổng thống Obama ngồi trong đó nói chuyện điện thoại, trò chuyện, bàn bạc các vấn đề quan trọng với các quan chức cấp cao cùng đi.

Chiếc lều được trang bị vách mờ để bên ngoài không thể nhìn thấy bên trong và được thiết kế hệ thống tạo sóng gây ồn để chống nghe trộm.

Khi Tổng thống Obama đến nghỉ tại một dãy phòng trong khách sạn, các nhân viên an ninh của ông lập tức dựng chiếc lều an ninh tại một căn phòng gần phòng nghỉ của Tổng thống.

Như thế, mỗi khi Tổng thống Obama cần đọc các văn bản mật hoặc trao đổi vấn đề nhạy cảm, ông sẽ “chui” vào căn lều và tránh được mọi “tai mắt” ghi âm, ghi hình của tình báo đối phương.

Một bức ảnh hiếm hoi vừa được Nhà Trắng tiết lộ, cho thấy Tổng thống Barack Obama đang gọi điện thoại bên trong chiếc lều an ninh di động – tên đầy đủ là “Cơ sở thông tin cách biệt nhạy cảm” hay SCIF – khi đang công du ở Brazil năm 2011.


Trong suốt chuyến công du này, ông Obama sử dụng SCIF để tiến hành những cuộc họp cấp cao với các thành viên phòng chiến tranh di động về tình hình chiến sự đang leo thang ở Libya.

Như trên đã nói, SCIF được thiết kế với các chất liệu đặc biệt để trở thành một trong những nơi an toàn nhất thế giới giúp tổ chức những cuộc họp tuyệt mật. SCIF có tính năng cách âm tuyệt đối, chống nghe lén, chỉ sử dụng các kết nối được kiểm soát bằng mạch điện điện tử và chống sự xâm nhập máy tính.

Khi đang công du ở Brazil, nhờ SCIF mà Tổng thống Obama có thể thực hiện cuộc gọi điện thoại bí mật cùng lúc với Ngoại trưởng Hillary Clinton, Cố vấn An ninh quốc gia Tom Donilon và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates… để cập nhật tình hình chiến sự ở Libya.

Mark Pfeifle, Phó cố vấn An ninh quốc gia dưới thời Tổng thống George W. Bush, cho biết: “Khi một tổng thống du hành trong nước hay ra nước ngoài, có một điều mà nhóm giới chức tháp tùng phải làm là định vị và bảo đảm một khu vực nào đó có thể an toàn để dựng SCIF”.

Theo Phil Lago – một trong những người thành lập Command Consulting Group (CCG) và là nhà cung cấp SCIF cho các cơ quan chính quyền Mỹ – chiếc lều an ninh phải được bố trí cách xa các cửa sổ và nơi tập trung đông người, ví dụ phòng khách sạn là thích hợp nhất nhưng cũng còn tùy thuộc vào đặc điểm của chuyến du hành và nơi tổng thống đến.

Phil Lago mô tả SCIF như là một “vòng rào các sóng điện tử” ngăn không cho các tín hiệu đi vào từ bên ngoài hay thoát ra khỏi chiếc lều. Tín hiệu duy nhất có thể thoát ra khỏi SCIF là các giao tiếp mã hóa được thực hiện thông qua đường dây điện thoại mã hóa và an toàn để gửi “những cuộc nói chuyện” thông qua mạng lưới vệ tinh.

Phil Lago nhấn mạnh rằng, không một công cụ gì trong SCIF được hoạt động bằng thiết bị kiểm soát từ xa bởi vì đó là một tần số có thể bị chặn bắt.


Ngay trong “nhà mình” cũng không an toàn

Việc trang bị những chiếc lều an ninh cho tổng thống và các quan chức cấp cao trong bộ sậu an ninh khi công du nước ngoài đã bắt đầu xuất hiện từ cách đây hơn 10 năm, và ông George J. Tenet, Giám đốc CIA giai đoạn 1997-2004, là một trong những người đầu tiên sử dụng lều an ninh.

Theo các cựu quan chức an ninh Mỹ, sở dĩ George Tenet được “ưu tiên” sử dụng lều an ninh như tổng thống là có lý. Bởi lúc đó, ông đóng vai trò như một sứ giả của Tổng thống Bill Clinton để trực tiếp làm việc với ông Yasser Arafat giải quyết các vấn đề ở khu vực Trung Đông, ông Tenet đã thường xuyên đóng trại ở Israel và sử dụng lều an ninh cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ.

CIA giải thích, vào thời đó Tenet buộc phải dùng lều an ninh ngay tại một nước đồng minh như Israel là bởi vì Israel sở hữu một trong những phần mềm gián điệp siêu đẳng nhất.

Mỗi khi nhắc đến Israel, giới chức an ninh Mỹ luôn bị ám ảnh bởi Khách sạn King David ở Jerusalem, vì đó là nơi mà các quan chức cấp cao Mỹ hay lưu trú khi đến Israel làm việc, nhưng toàn bộ các phòng của nó, kể cả ban công, sân thượng, đều đã bị cài máy nghe lén, thậm chí bị bắn sóng thu âm nghe trộm từ những tòa nhà gần đó.

Trong quá khứ, khi du hành đến Kennebunkport – thị trấn nghỉ mát bên bờ Đại Tây Dương phía đông nam bang Maine – Tổng thống George W. Bush cũng từng sử dụng SCIF để bàn chuyện với Thủ tướng Anh Tony Blair đang có mặt ở Phủ Thủ tướng trên phố Downing về tình hình Afghanistan và Iraq.

Các đặc điểm kỹ thuật của SCIF được xếp loại “tuyệt mật”, song một tài liệu rò rỉ tiết lộ chiếc lều an ninh di động có “Hệ thống dò tìm sự xâm nhập” (IDS) để dò tìm bất cứ cuộc tấn công gián điệp nào từ bên ngoài. Chỉ những người có giấy phép đặc biệt mới được bước vào SCIF và còn đòi hỏi kiểm tra số nhận dạng cá nhân (PIN), dữ liệu sinh trắc học v.v…

Vành đai bên ngoài SCIF cũng được mật vụ canh gác cẩn mật. Không chỉ phục vụ cho các chuyến du hành của tổng thống, SCIF còn được sử dụng để tổ chức những cuộc họp bí mật trong các tòa nhà chính quyền hay đại sứ quán.

Khách hàng của CCG cũng bao gồm cả các công ty đang nghiên cứu thiết kế mới cho máy bay hay tàu thủy muốn tổ chức những cuộc họp bí mật. Nhu cầu sử dụng SCIF đặc biệt cao ở khu vực Baltimore (thành phố cảng lớn nhất bang Maryland) và Washington, những nơi đặt nhiều cơ quan chính quyền Mỹ.

Ngày nay, khi trình độ do thám đã phát triển đến mức thượng thừa với sự hỗ trợ rất đắc lực của các tiến bộ công nghệ, thì các biện pháp bảo đảm an toàn chống gián điệp càng được người Mỹ chú ý và triển khai từng bước bài bản.

Không chỉ tổng thống mà các quan chức cấp cao khi công du nước ngoài đều được cảnh báo trước về khả năng bị do thám, do đó yêu cầu họ phải kiểm tra kỹ máy điện thoại sau khi tiếp xúc văn phòng chính phủ nơi đến để xem có bị cài thiết bị nghe trộm không.

Khi đến các quốc gia đối thủ, cần đề phòng cao độ thì họ được khuyến cáo không được truy xuất hay trao đổi các thông tin mật bên ngoài Đại sứ quán Mỹ. Hoặc khi tổng thống đi công du nước ngoài sẽ được trang bị xe Limousine chuyên dụng để bảo mật thông tin.

Riêng đối với Tổng thống Obama, do ông có sở thích sử dụng điện thoại di động hiệu BlackBerry, nên ông sẽ được trang bị riêng một chiếc BlackBerry đã được cài mật mã sẵn để chống nghe trộm trong những chuyến công du nước ngoài, nhưng một thành viên nội các chính quyền Obama thì được khuyến cáo không thể mang theo chiếc iPad mình ưa thích, vì nó không được xem là thiết bị an toàn.

Các biện pháp chống gián điệp dành cho Tổng thống Obama và các quan chức chính phủ không chỉ triển khai ở nước ngoài mà còn ngay trên đất Mỹ. Khi các bộ trưởng nội các và các quan chức an ninh nhận nhiệm vụ mới, Chính phủ Mỹ sẽ trang bị lại cho họ nhà ở và các phòng an ninh mới hoàn toàn để dùng cho các cuộc nói chuyện tối mật và sử dụng máy vi tính.

Theo các hướng dẫn bảo mật, các căn phòng an ninh đó được lót một lớp kim loại mỏng và thiết kế cách âm. Vị trí đặt căn phòng an ninh này tốt nhất là nằm bên trong gian giữa của căn nhà và không có cửa sổ. Người gần đây nhất nhận nhà công vụ tái trang bị như thế là ông James B. Comey, Giám đốc FBI, với 2 căn nhà ở khu vực Washington và New England.

Cựu Giám đốc CIA R. James Woolsey Jr. cho biết, bản thân ông khi đi công cán nước ngoài trong vai trò người đứng đầu ngành tình báo Mỹ giai đoạn 1993-1995, ông chỉ được sử dụng những chiếc điện thoại đã được mã hóa. Khi công nghệ tiến bộ thì các trang bị phải ngày càng tiên tiến hơn. Một quan chức an ninh từng ngồi trong lều an ninh kể rằng, lều được trang bị rất phức tạp, “như một đám rừng”.

Vina Aspire là công ty tư vấn, cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.

Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty Vina Aspire theo thông tin sau:

Email: info@vina-aspire.com | Website: www.vina-aspire.com
Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668


Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin


Bài viết liên quan

About Us

Learn More

Vina Aspire is a leading Cyber Security & IT solution and service provider in Vietnam. Vina Aspire is built up by our excellent experts, collaborators with high-qualification and experiences and our international investors and partners. We have intellectual, ambitious people who are putting great effort to provide high quality products and services as well as creating values for customers and society.

may ao thun Kem sữa chua May o thun May o thun đồng phục Định cư Canada Dịch vụ kế ton trọn gi sản xuất đồ bộ
Translate »