Thiết kế tàu quân sự và khát vọng “Make in Việt Nam”

Để khai thác tiềm năng kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển thì ngành công nghiệp đóng tàu nói chung và đóng tàu quân sự nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng.

Được thành lập vào năm 2009, sau hơn 11 năm đi vào hoạt động, Viện Thiết kế tàu quân sự (TKTQS), Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn, từng bước khẳng định vị thế đầu ngành trong nghiên cứu, TKTQS cũng như tàu phục vụ các ngành kinh tế.

Từ 12 người ban đầu và trọng trách trên vai

Dẫn chúng tôi thăm Phòng truyền thống của Viện TKTQS, Thượng tá Phạm Quang Chiến, Viện trưởng Viện TKTQS tự hào chỉ từng mẫu tàu cho hay: TKTQS là lĩnh vực đặc biệt, tích hợp của nhiều chuyên ngành, như: Vỏ tàu, máy tàu, điện tàu, cơ khí trang bị tàu, vũ khí-khí tài trong một tổ hợp tàu rất phức tạp. Viện khởi đầu từ việc thiết kế những gam tàu nhỏ, tính năng tương đối đơn giản đến việc nghiên cứu, thiết kế các mẫu tàu hiện đại hơn. Đến nay, Viện TKTQS đã sở hữu những thiết kế ngày càng phức tạp, có công nghệ cao, như: Tàu trinh sát, tàu tuần tra cao tốc, tàu kéo đa năng, xuồng cao tốc, tàu vận tải đổ bộ và một số gam tàu bổ trợ quân sự khác với nhiều tính năng hiện đại.

ãnh đạo, chỉ huy Viện Thiết kế tàu quân sự giới thiệu một mẫu tàu do viện thiết kế. 

Viện đã thiết kế đóng mới, cải hoán hàng chục gam tàu, xuồng các loại, tiêu biểu là các tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng hải quan; tàu kéo cho Tổng công ty Ba Son, Quân chủng Hải quân; hàng chục xuồng vỏ hợp kim nhôm cho Bộ Công an… Viện cũng đã và đang thực hiện nhiệm vụ tư vấn, lập dự án hàng chục dự án đầu tư đóng mới tàu, trong đó nhiều dự án lớn của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, như: Đóng mới loạt tàu tìm kiếm cứu nạn xa bờ; đóng mới tàu tuần tra cho Bộ tư lệnh Cảnh sát biển; đóng mới tàu tuần tra cao tốc cho Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Trong công tác NCKH, tới nay, Viện TKTQS đã và đang thực hiện hơn 40 đề tài, nhiệm vụ NCKH các cấp, trong đó có 1 đề tài cấp Nhà nước; 3 đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ Quốc phòng; 21 đề tài cấp tổng cục và nhiều đề tài, nhiệm vụ cấp cơ sở. Các đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những vấn đề kỹ thuật cấp thiết phục vụ quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế biển. Ngoài ra, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, Viện TKTQS luôn tích cực, chủ động tìm kiếm các hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ, điển hình như các hợp đồng tư vấn giám sát thi công đóng mới nhiều lượt tàu xuồng các loại cho các chủ đầu tư trong và ngoài quân đội; biên soạn tài liệu khai thác sử dụng và bảo dưỡng kỹ thuật nhiều gam tàu quân sự…

Đó là những thành tựu mà nhìn vào đó ít người có thể hình dung nếu biết rằng, những năm đầu đi vào hoạt động, Viện TKTQS gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, trang, thiết bị thiếu thốn. Số cán bộ trong công tác quản lý, nghiên cứu, thiết kế của viện lúc đầu rất “mỏng”, chỉ vỏn vẹn 12 người, đa phần tuổi đời còn rất trẻ.

Đại tá Hồ Văn Châu, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Viện TKTQS cho rằng: Trước đây, ngành đóng tàu Việt Nam cũng sở hữu một đội ngũ kỹ sư thiết kế tàu có trình độ, tuy nhiên lực lượng này phân tán nhỏ lẻ tại các nhà máy đóng tàu. Chính vì vậy, đối với những thiết kế đòi hỏi trình độ cao, quy mô phức tạp thì lực lượng này chưa đảm đương nổi. Do vậy, việc hình thành Viện TKTQS-đơn vị chuyên sâu về thiết kế là hướng tư duy đúng đắn, để đảm đương phần thượng tầng kiến trúc cho ngành đóng tàu. Thực tế cũng cho thấy, nhìn trong tổng thể ngành đóng tàu Việt Nam, Viện TKTQS là đơn vị tuy có tuổi đời non trẻ nhưng đang từng bước khẳng định là đơn vị đầu ngành trong nghiên cứu, thiết kế đóng mới các tàu quân sự cũng như thiết kế đóng mới tàu, phương tiện thủy phục vụ nền kinh tế.

Đội ngũ trẻ, giàu khát vọng

Chứng kiến những con tàu hiện đại đang hiện diện trên khắp các vùng biển của Tổ quốc, ít ai có thể biết rằng, “cha đẻ” của những con tàu ấy là những cán bộ còn rất trẻ về tuổi đời song lại là những kỹ sư chuyên sâu trong ngành TKTQS. Mặc dù còn trẻ nhưng Trung tá Phạm Thành Trung, Phó viện trưởng Viện TKTQS đã là cán bộ lớp đầu của Viện TKTQS, gắn bó với viện từ những ngày đầu thành lập. Anh chủ trì thiết kế nhiều gam tàu mới, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, SSCĐ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc và tuần tra, thực thi pháp luật trên biển. Nhiều gam tàu đã trở thành thương hiệu của viện, như: Tàu TS-500CV, tàu kéo đa năng 1.200CV, tàu vận tải đổ bộ VDN-150… được nhiều đơn vị sử dụng đề nghị tiếp tục đóng mới, đưa vào trang bị.

Nhớ lại hành trình để hình thành lên các gam tàu này, Trung tá Phạm Thành Trung cho biết: “Đó là những ngày tháng đội ngũ cán bộ thiết kế và lãnh đạo viện làm việc không kể thời gian để hình thành nên những bản thiết kế tối ưu nhất, bảo đảm các tính năng được phê duyệt với chi phí đầu tư và khai thác sử dụng tiết kiệm nhất cho chủ đầu tư. Trong đó có nhiều thời điểm viện rất thiếu cán bộ có kinh nghiệm và các phần mềm thiết kế chuyên dụng. Ngoài ra, do không có bể thử mô hình tàu-một công cụ quan trọng để kiểm tra, đánh giá những tính năng chính của tàu ngay từ giai đoạn thiết kế, nên việc xác định chính xác các thông số tính năng nêu trên là rất khó khăn. Nhưng bằng phương thức thiết kế, tính toán chính xác, bằng cảm quan nghề nghiệp, nên những thiết kế của viện có độ tin cậy cao. Khi thử nghiệm tàu sau khi hoàn thành thi công đóng mới để đưa vào sử dụng, nhiều người rất ngạc nhiên với các số liệu tính toán về tính năng (vận tốc, góc nghiêng, bán kính lượn vòng, quãng đường trớn tiến, trớn lùi…) do viện đưa ra trong hồ sơ thiết kế chỉ sai số rất nhỏ so với thực tế”.

Cán bộ Viện Thiết kế tàu quân sự trao đổi nghiệp vụ.

Nhờ có môi trường làm việc tốt, Viện TKTQS từ một nơi “mỏng” về nguồn nhân lực, giờ đây đã thu hút, đào tạo được nhiều cán bộ chuyên môn giỏi. Thượng tá Phạm Quang Chiến cho biết, để có được đội ngũ cán bộ chuyên môn chất lượng cao ấy là cả quá trình chuẩn bị từ rất sớm của Bộ Quốc phòng. Vấn đề nhân lực cho ngành TKTQS đã được Bộ Quốc phòng tập trung đầu tư từ nhiều năm trước. Theo đó, đội ngũ cán bộ chuyên môn của Viện TKTQS đa số đều được đào tạo bài bản tại nước ngoài; đồng thời được tuyển chọn tại các trường đại học, học viện uy tín trong nước về các chuyên ngành, như: Thiết kế thân vỏ tàu, máy tàu, điện tàu, cơ khí, vũ khí-khí tài…

Theo Thượng tá Phạm Quang Chiến, phát triển nguồn nhân lực và phát triển khoa học công nghệ được xác định là hai mục tiêu trọng tâm trong sự phát triển của Viện TKTQS. Vì thế, mỗi cán bộ, kỹ sư của viện được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Viện thường xuyên quan tâm đề xuất với trên cử cán bộ tham gia một số dự án chuyển giao công nghệ trong thiết kế, đóng tàu quân sự từ nước ngoài; cử cán bộ đi học thiết kế tàu trên hệ thống phần mềm AVEVA Marine tại nước ngoài; mở mới và thực hiện các đề tài NCKH theo hướng chuyên sâu, làm chủ các phương pháp tính toán, các phần mềm thiết kế tàu chuyên dụng. Tới nay, viện đã có lực lượng cán bộ nghiên cứu kỹ thuật bước vào độ chín về chuyên môn (tuổi đời trung bình là 35 tuổi), trong đó cán bộ có trình độ trên đại học là 62% so với tổng quân số.

Mong có bể thử mô hình tàu

Chú trọng mở rộng thị trường trong và ngoài quân đội về lĩnh vực thiết kế tàu và không ngừng nâng cao chất lượng được xác định là kim chỉ nam cho mọi hành động của Viện TKTQS trong thời gian tới. Đặc biệt, Viện TKTQS đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thiện năng lực nghiên cứu, thiết kế các gam tàu tuần tra cao tốc, tàu bổ trợ quân sự hiện đại, tiến tới phối hợp triển khai nghiên cứu, thiết kế, tích hợp hệ thống vũ khí, khí tài cho các tàu chiến đấu phù hợp với nhu cầu trang bị của quân đội. Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, viện xác định tiếp tục làm tốt công tác xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp tạo môi trường làm việc thuận lợi, kịp thời động viên, khuyến khích cán bộ yên tâm công tác, phát huy tốt nhất năng lực chuyên môn trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị… Đầu tư củng cố cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ nghiên cứu, thiết kế; đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm thiết kế tàu chuyên dụng và nhiều giải pháp mang tính đột phá khác.

Theo Thượng tá Phạm Quang Chiến, để có thể làm chủ được khâu nghiên cứu, thiết kế TKTQS, tập trung vào các gam tàu chiến đấu và đào tạo được chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực TKTQS, thì việc đầu tư trang bị, cơ sở vật chất phục vụ tốt cho nhiệm vụ TKTQS là yêu cầu cấp bách. “Thiết kế tàu chiến hiện đại luôn là khát vọng của chúng tôi. Tuy nhiên, để làm được điều này là câu chuyện của quốc gia”, Thượng tá Phạm Quang Chiến nói. Đó là vì, thiết kế tàu chiến luôn phải song hành với vũ khí, khí tài tích hợp trên đó. Muốn có những con tàu chiến hiện đại với thiết kế của Việt Nam thì việc làm chủ vũ khí, khí tài trên tàu là vô cùng quan trọng. Vũ khí có hiện đại, đồng bộ thì tàu chiến mới mạnh.

Cùng với đó, nếu muốn có một ngành đóng tàu phát triển, với những con tàu “Make in Việt Nam” thì bể thử mô hình tàu là một công cụ không thể thiếu. Nếu thử mô hình tại bể thử nước ngoài thì chi phí rất lớn, đặc biệt là liên quan tới công tác bảo mật thông tin và không chủ động được việc thử nghiệm. Thượng tá Phạm Quang Chiến cho rằng, có thể đầu tư xây dựng một bể thử quốc gia để phục vụ cho ngành thiết kế, đóng tàu của Việt Nam nói chung và đóng tàu quân sự nói riêng. “Trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, có nhiều diễn biến khó lường, để bảo đảm vững chắc an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, đặc biệt đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh vào năm 2030, ngành đóng tàu nói chung, đặc biệt là đóng tàu quân sự rất cần được quan tâm đầu tư hơn nữa”, Thượng tá Phạm Quang Chiến bày tỏ.

Thông tin thêm

Hiện nay các chương trình đào tạo về phần mềm AVEVA E3D Design sẽ được tổ chức xuyên suốt trong năm dưới hình thức online. Các doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm và khám phá các khả năng hàng đầu của giải pháp kỹ thuật này vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Vina Aspire.

Gần đây, AVEVA đã công bố AVEVA PDMS, phần mềm tạo mô hình 3D đầu tiên trên thế giới, đang dần bị loại bỏ khỏi thị trường vào năm 2024. Để giữ vị trí dẫn đầu trong ngành, hãy bắt đầu hành trình chuyển từ AVEVA PDMS sang cách làm việc hiệu quả và mạnh mẽ hơn với AVEVA E3D Design ngay hôm nay. AVEVA cung cấp hỗ trợ di chuyển đầy đủ để đảm bảo sự gián đoạn tối thiểu cho các dự án và đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được an toàn và nhóm kỹ sư của bạn có thể cộng tác với sự minh bạch hoàn toàn ở mọi giai đoạn của dự án. Tiết kiệm 30-50% thời gian khi bắt đầu dự án và mong đợi chi phí CNTT thấp hơn với Thiết kế AVEVA E3D trên AVEVA Connect.

Vina Aspire là nhà cung cấp các giải pháp và dịch vụ CNTT và An ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.

Các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tư vấn, xây dựng giải pháp và mua các sản phẩm, dịch vụ bảo mật chính hãng của AVEVA tại Việt Nam, vui lòng liên hệ Vina Aspire theo thông tin sau:

Email: info@vina-aspire.com | Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668 | Vina Aspire | www.vina-aspire.com

Vina Aspire Cyber Security


Bài viết liên quan

About Us

Learn More

Vina Aspire is a leading Cyber Security & IT solution and service provider in Vietnam. Vina Aspire is built up by our excellent experts, collaborators with high-qualification and experiences and our international investors and partners. We have intellectual, ambitious people who are putting great effort to provide high quality products and services as well as creating values for customers and society.

may ao thun Kem sữa chua May o thun May o thun đồng phục Định cư Canada Dịch vụ kế ton trọn gi sản xuất đồ bộ
Translate »