Thuật ngữ Smart Factory được nhắc đến nhiều trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay nhưng khái niệm và điều khác biệt của nó vẫn là một ẩn số. Smart Factory là bước tiến mới vượt bậc cho ngành công nghiệp sản xuất. Thực chất, đó chính là sự chuyển đổi từ các hệ thống sản xuất tự động truyền thống sang một hình thức mới, có khả năng kết nối và xử lý dữ liệu liên tục một cách linh hoạt hơn. Vina Aspire xin chia sẻ những điểm khiến Smart Factory trở nên khác biệt.
Giải pháp Smart Factory là gì?
Có rất nhiều định nghĩa và giới thiệu về giải pháp Smart Factory:
Định nghĩa 1: Nhà máy thông minh (tiếng Anh: Smart Factory) là thuật ngữ về cơ bản mô tả một môi trường nơi máy móc và thiết bị có thể cải thiện qui trình thông qua tự động hoá và tối ưu hoá.
Định nghĩa 2: Nhà máy thông minh (Smart Factory) là cơ sở sản xuất được số hóa và kết nối cao, dựa vào sản xuất thông minh (smart manufacturing). Được cho là nhà máy của tương lai và vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, khái niệm nhà máy thông minh được coi là kết quả quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay Công nghiệp 4.0.
Định nghĩa 3: Nhà máy thông minh là tầm nhìn rộng trong tương lai của một môi trường sản xuất, trong đó các cơ sở sản xuất và hệ thống hậu cần được tổ chức mà không có sự can thiệp của con người.
Định nghĩa 4: Theo Deloitte Insights – định nghĩa được sử dụng nhiều nhất bởi các chuyên gia.
Giải pháp Smart Factory (nhà máy thông minh) là bước tiến vượt bậc khi một hệ thống sản xuất tự động hóa truyền thống sang một hệ thống sản xuất được kết nối và xử lý dữ liệu liên tục từ hoạt động sản xuất và kinh doanh để có thể tự học và thích nghi theo nhu cầu mới của thị trường. Với hệ thống này, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ hiệu quả hơn, linh hoạt hơn, giảm thời gian chết, có khả năng dự báo và tự điều chỉnh.
Một hệ thống giải pháp Smart Factory thật sự có thể tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau: máy móc thiết bị sản xuất cho đến các quá trình sản xuất cung ứng, con người để kiểm soát quá trình sản xuất, bảo trì, theo dõi kho, số hóa mọi hoạt động. Kết quả đạt được là một hệ thống hiệu quả hơn, linh hoạt hơn, giảm thời gian chết, có khả năng dự báo và tự hiệu chỉnh.
Định nghĩa 5: Smart Factory là sự kết nối giữa phần mềm ứng dụng với hệ thống máy móc, thiết bị được kết nối Internet. Dữ liệu của chúng được tổng hợp và phân tích bằng những phần mềm lập trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo ( AI ) phục vụ cho việc hỗ trợ ra các quyết định trong việc quản lý và điều hành nhà máy…
Có thể thấy rằng, Smart factory được coi là bước tiến vượt bậc và là điểm khác biệt của công cuộc cách mạng 4.0 so với 3 cuộc cách mạng trước đây. Smart Factory là một hệ thống máy móc, thiết bị được kết nối Internet với phần mềm ứng dụng để con người kiểm soát, số hóa mọi hoạt động, xử lý dữ liệu liên tục từ hoạt động sản xuất và kinh doanh để có thể tự học và thích nghi theo nhu cầu mới của thị trường. Với Smart Factory, con người không cần phải can thiệp quá nhiều vào hệ thống sản xuất nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả vận hành cao (tăng sản lượng, chất lượng, uptime, giảm chi phí…).
Quan trọng, sức mạnh thực sự của một Smart Factory nằm ở chỗ nó có khả năng phát triển trong suốt quá trình thay đổi của tổ chức, dù là mở rộng thị trường hay sản phẩm mới, dự báo và đáp ứng nhu cầu vận hành, bảo dưỡng, kết hợp công nghệ và quy trình mới theo thời gian thực cho quy trình sản xuất.
Có thể khẳng định rằng, những lợi ích mà một Smart Factory mang đến không chỉ nằm trong quy trình sản xuất mà còn trợ giúp đắc lực cho doanh nghiệp
Tại sao phải thực hiện Smart Factory?
Smart Factory là xu hướng quản lý tất yếu trong tương lai, khi mà năng lực quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh đã tiến đến điểm tối ưu:
- Tối ưu về chi phí quản lý
- Tối ưu về năng lực máy móc thiết bị và chi phí nhân công
Như vậy, vấn đề đặt ra với các nhà sản xuất toàn cầu là làm sao để có thể cạnh tranh và phát triển được. Với phương thức sản xuất hiện tại, thì các nhà sản xuất chủ yếu dựa vào chi phí nhân công giá rẻ và chất lượng sản phẩm dựa vào đánh giá chủ quan của con người. Nhưng việc lạm phát tại các quốc gia đang phát triển, chi phí nhân công giá rẻ không còn là ưu thế cạnh tranh và chi phí đưa chuyên gia của nhà sản xuất ra nước ngoài làm việc sẽ đắt đỏ hơn việc đưa nhà máy sản xuất vào – Các nhà sản xuất chỉ cần tuyển dụng được chuyên gia có trình độ kỹ thuật cao, vận hành được hệ thống mạng lưới máy móc thiết bị tiên tiến là giúp các nhà sản xuất tiết kiệm chi phí quản lý, vận hành và nâng cao năng suất mà sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt hơn. Từ đó các nhà sản xuất giảm giá thành sản xuất và kiểm soát tốt được chất lượng sản phẩm có độ tin cậy cao hơn… Đây chính là do tại sao mà Smart Factory sẽ được nhiều nhà sản xuất ứng dụng trong tương lai không xa.
5 tính năng chính của Smart Factory – điều tạo nên khác biệt
1. Smart Factory là một hệ thống chủ động (Proactive)
Smart Factory là hệ thống chủ động với khả năng đáp ứng và thích nghi các yêu cầu khắt khe của thị trường. Nhờ có Smart Factory, con người có thể kiểm soát máy móc, thiết bị sản xuất, theo dõi và số hóa các hoạt động để tạo thành một hệ thống hiệu quả, giảm thời gian chết của máy móc và nâng cao khả năng dự báo, tự hiệu chỉnh. Con người có thể dựa trên các phân tích, dự báo của hệ thống để có phương án chuyển đổi, phản ứng khi phát sinh vấn đề và thách thức, đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất.
2. Smart Factory linh hoạt và nhanh nhẹn (Agile)
Smart Factory sở hữu khả năng thích ứng, tiến hóa và phát triển nhanh trong suốt tiến trình sử dụng. Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống sản xuất thông minh có thể chủ động phát triển hệ thống sản xuất của mình theo nhu cầu của thị trường, mở rộng sang thị trường mới linh hoạt. Như đã nói ở trên, Smart Factory còn có khả năng dự báo giúp doanh nghiệp thay đổi công nghệ, quy trình mới kịp thời và phù hợp.
3. Smart Factory – bản chất được kết nối (Connected)
Một điểm quan trọng không thể thiếu tạo nên sự tối ưu của Smart Factory chính là khả năng kết nối toàn bộ các máy móc, tài sản một cách thông minh. Nhờ vậy, hệ thống có thể truy xuất và cập nhật liên tục các dữ liệu phản ảnh tình trạng sản xuất, các điều kiện hiện tại, tạo ra cái nhìn toàn diện hơn và đích đến cuối cùng là giúp doanh nghiệp tạo ra mạng lưới cung ứng hiệu quả hơn.
4. Smart Factory thu thập dữ liệu minh bạch (Transparent)
Một mạng lưới thu thập dữ liệu thông minh tạo ra khả năng hiển thị lớn hơn trên toàn bộ cơ sở dữ liệu với nhiều công cụ tối ưu để đảm bảo rằng doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác hơn. Từ các dữ liệu trực quan, minh bạch thu thập được trong quá trình sản xuất, con người có thể chuyển đổi thành các thông tin chi tiết để phục vụ cho quá trình phát triển sản xuất và đưa ra các quyết định cụ thể.
5. Khả năng tối ưu hóa (Optimized)
Một Smart Factory có thể mang đến cho nhà sản xuất nhiều tính năng ưu việt, đồng bộ và đáng tin cậy. Nhờ vậy mà con người không cần can thiệp quá nhiều vào hệ thống sản xuất nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả vận hành cao (tăng sản lượng, chất lượng, uptime, giảm chi phí…). Có thể khẳng định rằng, những lợi ích mà một Smart Factory mang đến không chỉ nằm trong quy trình sản xuất mà còn trợ giúp đắc lực cho doanh nghiệp ở những điểm sau:
– Nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động tài sản
– Tăng tính linh hoạt và hoạt động tối ưu
– Tự động hóa nhiều hoạt động giúp con người làm việc an toàn
– Nâng cao chất lượng và phòng ngừa rủi ro nhanh chóng
– Tiết kiệm và tối ưu chi phí.
Doanh nghiệp của bạn đang làm gì và sẽ làm gì để ứng dụng Smart Factory hiệu quả khi mà Chuyển đổi số có thể tạo ra đột phá cho cả những đối thủ không ngờ nhất? hãy liên hệ Vina Aspire để được tư vấn và cung cấp các giải pháp phù hợp nhất.
Vina Aspire là nhà cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.
Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty TNHH Vina Aspire theo thông tin sau:
Email: info@vina-aspire.com | Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668 | Website: www.vina-aspire.com