1. Bức tường cao hoàn hảo
Không có nơi nào mà lòng tự ái được thể hiện rõ ràng hơn ở khâu tổ chức. Tỷ lệ tự ái trong dân số nói chung chỉ là 1%, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng trong số các CEO, con số này là 5%.
Sự khao khát quyền lực, sự công nhận, uy tín và sự hào nhoáng của nhà lãnh đạo luôn khiến sự tự ái của người khác dâng cao trào. Như vậy, lòng tự ái là một thuộc tính của nhiều nhà lãnh đạo quyền lực. Thông thường nhà lãnh đạo luôn có cảm giác tự trọng, kiêu ngạo, hay đòi hỏi sự ngưỡng mộ quá mức.
Hành vi tự ái là nguy hiểm vì con người trở nên quan trọng hơn tổ chức. Nó thúc đẩy chủ nghĩa vị kỷ, thiếu sự đồng cảm và không thừa nhận các ranh giới.
Hình ảnh nội tâm của người tự ái là một mối đe dọa thực sự đối với sự cộng tác chân thành như nhân viên, một yếu tố quan trọng của một tổ chức hoạt động hiệu quả. Thay vì truyền cảm hứng để mọi người cố gắng hết sức, những người tự ái lại dồn hết sức lực vào việc bảo vệ lập trường của chính họ.
2. Không bao giờ hài lòng
Đây là những người kiểm soát kỳ quặc, những bậc thầy về quản lý vi mô. Nguyên tắc chỉ đạo của họ là các quy tắc và quy định, trật tự và kế hoạch. Họ cam kết trong công việc, nhưng nhu cầu kiểm soát khiến họ trở nên cứng nhắc và thiếu linh hoạt. Họ thường xuyên sợ mắc sai lầm.
Người lãnh đạo kiểm soát là mối đe dọa đối với một tổ chức nhanh nhẹn và cũng là mối đe dọa đối với sức khỏe của nhân viên. Họ tôn trọng cấp trên nhưng không khoan nhượng và khắt khe với cấp dưới.
Trong họ luôn có sự bướng bỉnh, tham công tiếc việc, phán xét và đạo đức thái quá và đôi khi không thoải mái với cảm xúc; và nhân viên sẽ là người gánh toàn bộ những điều này, học có thể trở nên tiêu cực, bất lực và ngày càng rụt rè hơn.
Làm việc với hệ thống quy tắc nghiêm khắc giống như một bãi bom. Bạn không bao giờ biết khi nào bạn sẽ phải trả một cái giá đắt về tình cảm vì vi phạm một số tiêu chuẩn không thể nhận ra.
3. Luôn chỉ trích
Theo báo cáo của Harvard Business Review, nhiều giám đốc điều hành hàng đầu ở độ tuổi trung niên bị trầm cảm. Đúng là một số nhà lãnh đạo nổi tiếng như Winston Churchill, Abraham Lincoln, Mohandas Gandhi, và Martin Luther King, Jr., đã có dấu hiệu bất ổn về tinh thần, thậm chí có thể đã từng tự tử.
Đôi khi các họ sẽ rơi vào tình trạng mất sức và mệt mỏi mãn tính, mất khả năng tập trung, hay cáu gắt, hoặc cảm giác tội lỗi, hối hận và đau khổ điều này dẫn đến sự trầm cảm. Các nhà lãnh đạo trầm cảm đánh giá quá cao những khó khăn của nhân viên nhưng đánh giá thấp năng lực của họ. Sự hoài nghi và giễu cợt của họ khiến đồng nghiệp nản lòng.
Là người hay phán xét, họ gây áp lực đáng kể cho người khác. Các đồng nghiệp của họ có thể mong đợi một khối lượng công việc nặng nề – nhưng đồng thời, bị chỉ trích và khó chịu bởi những lời phàn nàn thường xuyên về hành vi của họ.
4. Căn bệnh của vua chúa
Hoang tưởng có phải là một phần thiết yếu trong tư duy của một nhà lãnh đạo? Andy Grove, giám đốc điều hành lâu năm và chủ tịch của Intel, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới đã nói như vậy. Những nhà lãnh đạo như vậy thường bị cô lập và bận tâm đến các chi tiết, nhìn thấy những ý nghĩa tiềm ẩn và những liên minh bí mật ở khắp mọi nơi.
Họ thường có tính quá mẫn cảm, hay cãi vã và nhanh nổi giận, hay căng thẳng và không thể thư giãn và luôn đề cao bản thân vì đứng ở vị trí cao. Hay nói cách khác đây là căn bệnh của vua chúa thời xưa thường nổi giận với các bậc quần thần. Nhưng sau cảm giác này các nhà lãnh đạo lại thường cảm thấy bản thấy bản thân đã hành động sai nhưng thường khó sửa.
5. Tinh thần cao
Trong lãnh đạo, sự lôi cuốn truyền cảm hứng và động lực, đó là một yếu tố có thể bị ảnh hưởng và cũng có thể gây nguy hiểm.
De Vries nói: “Khi nó dựa trên hành vi cường điệu, nó có thể tạo ra một kiểu cấu kết với người đi theo nhà lãnh đạo, khiến nhiều người cảm thấy lúc thì tràn đầy năng lượng thái quá nhưng khi thì thiếu hụt cảm xúc, được gọi là một kiểu điên rồ.”
Hypomania, hay còn gọi là phấn chấn, là điều khiến người lãnh đạo trở nên đặc biệt. Những người quản lý có tâm trạng này có thể tiếp thêm năng lượng, trao quyền và thúc đẩy đội ngũ đi lên. Nhưng nhà lãnh đạo năng lượng có thể dễ dàng sa vào hành vi gần như hưng cảm. Mức cao rất thú vị, vì vậy mọi người muốn làm việc với họ. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ảo tưởng đưa ra những yêu cầu phá hoại đối với đồng nghiệp của họ.
Nếu họ muốn giữ công việc, họ phải kéo dài thực tế một chút, hoặc nhiều, để ở gần trung tâm quyền lực. Khi rơi vào tình huống bế tắc, một số người sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để ở lại.
Với tư cách cá nhân và một xã hội như vậy, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn việc nhà lãnh đạo độc hại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực với cường độ cao mà không cần bất cứ biện pháp nào khác. Vì vậy nếu bạn đang nằm một trong những số này hãy thay đổi để không biến doanh nghiệp trở thành thương trường bi kịch.
Post Views:
10
Vina Aspire là nhà cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.
Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty Vina Aspire theo thông tin sau:
Email: info@vina-aspire.com | Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668 | Website: www.vina-aspire.com
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin
Nguồn : https://www.vietnamworks.com/hrinsider/nhung-thoi-quen-doc-hai-cua-1-nha-lanh-dao-doc-tai.html