Nhân viên có cá tính mạnh, sếp nên quản lý như thế nào?

Tôn trọng và tin tưởng

Một nhân viên dễ tính, tin tưởng vào doanh nghiệp, làm theo yêu cầu của cấp trên. Những nhân viên này sẽ giúp cho nhà lãnh đạo không quá đau đầu trong việc quản lý. Nhưng đối với những nhân viên có cá tính mạnh mẽ, họ sẽ giúp doanh nghiệp nhìn mọi thứ từ những góc độ khác nhau. Việc quản lý một nhân viên có cá tính sẽ khiến người quản lý đau đầu nhưng họ vẫn đem lại nhiều lợi ích khiến cho doanh nghiệp luôn muốn giữ chân họ lại bởi tư duy sáng tạo và tinh thần, năng lực làm việc đặc biệt.

Việc tôn trọng và tin tưởng là nguyên tắc cơ bản khi làm việc. Người quản lý không cần quá cứng nhắc với nhân viên có cá tính như này, miễn là mọi điều còn nằm trong khuôn khổ thì sếp cũng cần tôn trọng họ, nghiêm túc trong vấn đề trao đổi và lắng nghe khi giao nhiệm vụ cho họ. Điều này giúp họ hiểu được những giá trị của bản thân mà họ còn có thể rèn luyện được nhân cách và thái độ tiếp thu sao cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Tránh chặn lời họ ở nơi công cộng

Nếu như nhân viên có cá tính mạnh mẽ phản bác lại quan điểm hay ý tưởng của sếp ngay trong buổi họp thì bạn đừng vội vàng lấn át họ ngay lúc đó, việc thể hiện bạn trên cơ họ cũng không thể giải quyết được gì, nhân viên đó còn có thể cãi lại và làm gián đoạn công việc chung. Bởi vì với họ quan điểm của họ mới là đúng. 

Những lúc như này, người quản lý không nên yêu cầu họ hạ giọng, bạn nên kiên nhẫn và đề xuất họ một khoảng thời gian và địa điểm phù hợp để lắng nghe về những ý kiến của họ.

Dành thời gian để lắng nghe

Sau khi đề xuất thời gian phù hợp để họ có thể trình bày về quan điểm của mình, người quản lý cũng nên dành thời gian của mình để lắng nghe những đề xuất hay ý tưởng của họ. Nếu như bạn quyết định lựa chọn tảng lờ họ đi thì thảm họa sẽ xảy ra ở các buổi họp tiếp theo, tính kiên nhẫn của bạn bắt đầu cạn kiệt dần.

Hạn chế đổ lỗi

Có thể những kết quả gần đây trong kế hoạch công việc không được thuận lợi, thông thường các nhà quản lý hay gặp phải sai lầm khi gặp trường hợp này là quy chụp trách nhiệm và họ thường có tâm lý đổ lỗi cho nhân viên có tính mạnh mẽ nhất và nói những lời chỉ trích.

Việc chỉ trích, đổ lỗi là điều không nên nhưng người quản lý lại đổ hết trách nhiệm lên cho một người sẽ khiến bản thân nhân viên đấy cảm thấy vô cùng khó chịu và lòng tự ái của họ dâng cao dẫn đến tạo những mâu thuẫn không nên có. Điều này gây thiệt hại đến nhóm làm việc của bạn, bạn vừa mất đi nhân viên tiềm năng vừa làm cho nhân viên trong nhóm hoang mang vì cách xử lý thiếu chuyên nghiệp mà không giải quyết được gì để cải thiện tình hình hiện tại.

Cảm thông cho họ

Điều này không có nghĩa là người quản lý luôn đồng ý với những gì nhân viên nói hay nghĩ. Sếp cần dành thời gian cho việc tìm hiểu quan điểm của họ để từ đó họ lên được kế hoạch làm việc cho họ tốt hơn. Điều mà doanh nghiệp nên làm là giúp nhân viên hiểu được vấn đề rằng phàn nàn hay to tiếng sẽ không phải là cách giúp họ và giúp họ vượt qua những tình huống như thế bằng cách lựa chọn ứng xử khác đi. 

Là người quản lý, bạn không để mình bị ảnh hưởng bởi những cơn giận dữ của nhân viên vì bạn sẽ cư xử giống như họ. Nếu như bạn không đủ bình tĩnh để đối diện nói chuyện với nhân viên đó, bạn có thể nhờ nhân viên khác nói chuyện với họ hoặc buộc họ phải kiềm chế tính tình lại để họ biết được rằng biểu hiện giận dữ sẽ là hành động không chuyên nghiệp ở môi trường công sở.

Đồng thời, khi mọi chuyện đã ổn định hơn, bạn có thể cho họ thấy được quan điểm của bạn rằng việc họ phản ứng quá đà như thế sẽ gây cản trở thăng tiến của bạn và phản ứng của bạn sẽ khiến văn hóa trong công ty đi xuống.

Tránh việc tranh giành quyền lực

Không nhất thiết phải chứng minh vị trí của bạn ngay lập tức. Khi bạn bị lôi cuốn theo chiều cảm xúc của nhân viên có cá tính mạnh mẽ, bạn đánh mất bản thân mình. Bạn có thể điều khiển cuộc trò chuyện, nhìn ra được vấn đề và giúp nhân viên khai thác được tiềm năng trong họ.

Nếu như bạn cảm thấy giận dữ khi có nhân viên đe dọa quyền lực của bạn, điều đầu tiên bạn cần làm đó là dừng lại một giây, hít thở sâu và nhắc nhở bản thân rằng bạn không cần phải chứng minh cho nhân viên này. Việc nhân viên muốn chứng tỏ bản thân và thăng chức là điều mong muốn trong sự nghiệp của họ. Nếu như bạn tỏ ra khó chịu, họ biết là họ đã thành công rồi. 

Xem thêm: Lợi ích của việc phát huy hiệu quả của những cuộc họp 1-1 để gắn kết nhân viên & nhà quản lý

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam



Post Views:
0

Vina Aspire là nhà cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.

Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty Vina Aspire theo thông tin sau:

Email: info@vina-aspire.com | Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668 | Website: www.vina-aspire.com

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://www.vietnamworks.com/hrinsider/nhan-vien-co-ca-tinh-manh-sep-nen-quan-ly-nhu-the-nao.html


Bài viết liên quan

About Us

Learn More

Vina Aspire is a leading Cyber Security & IT solution and service provider in Vietnam. Vina Aspire is built up by our excellent experts, collaborators with high-qualification and experiences and our international investors and partners. We have intellectual, ambitious people who are putting great effort to provide high quality products and services as well as creating values for customers and society.

may ao thun Kem sữa chua May o thun May o thun đồng phục Định cư Canada Dịch vụ kế ton trọn gi sản xuất đồ bộ
Translate »