Các ngành công nghiệp trên toàn thế giới đang phát triển theo hướng áp dụng rộng rãi tự động hóa và robot công nghiệp để mang lại hiệu quả cho các quy trình và hệ thống. Tuy nhiên, một lỗi hệ thống có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả con người và thiết bị làm việc; do đó, yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn robot của khu vực và quốc tế đang trở thành mối quan tâm chính của các nhà cung cấp và đơn vị cung cấp giải pháp tích hợp hệ thống.
Được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích thương mại, công nghệ tự động hóa bằng robot cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Sự cố hệ thống liên quan đến robot công nghiệp có thể ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của nhân viên, quy trình bảo vệ tài sản của nhà máy và tất nhiên, hiệu quả hoạt động liên tục. Thay vì tích hợp các robot sản xuất vận hành riêng lẻ như trước đây, thị trường ngày nay đòi hỏi sử dụng các robot cộng tác (hoặc co-bot) trong không gian làm việc chung giữa con người và robot, cũng như đầu tư, sử dụng chứng nhận an toàn robot của bên thứ ba.
TIÊU CHUẨN AN TOÀN ROBOT NÀO LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP?
Như trường hợp của các thiết bị công nghiệp khác, robot phải tuân theo nhiều yêu cầu khác nhau liên quan đến máy móc, khả năng tương thích điện từ (EMC) và thiết bị vô tuyến. Để bảo vệ cả thiết bị và người sử dụng, những tiêu chuẩn cụ thể đã được xây dựng cho các robot cố định, cộng tác và di động, cũng như cho các hệ thống robot.
Ví dụ, ISO 10218 quy định bốn chế độ hoạt động cộng tác khác nhau giữa robot và con người để đảm bảo rằng con người không gặp những rủi ro không chấp nhận được. Để đáp ứng các quy định này, cần đáp ứng ít nhất một trong các yêu cầu sau, đồng thời phải có dấu hiệu trực quan cho thấy robot đang trong chế độ cộng tác:
- Dừng hoạt động dưới sự giám sát để đảm bảo an toàn: Robot dừng hoạt động khi con người tham gia vào không gian cộng tác.
- Hướng dẫn bằng tay: Chuyển động của robot được điều khiển bởi bàn tay con người.
- Giám sát tốc độ và khoảng cách: Robot duy trì khoảng cách và tốc độ cụ thể.
- Điều chỉnh lực tác động: Mô hình thiết kế và chức năng kiểm soát giúp hạn chế lực tác động trong các trường hợp va chạm.
TẠI SAO ĐẦU TƯ VÀO HỆ THỐNG CHỨNG NHẬN AN TOÀN ROBOT?
An toàn là điều kiện tiên quyết để sử dụng các robot, nhưng doanh nghiệp có biết rằng nhiều thị trường, chẳng hạn như Châu Âu và Bắc Mỹ, đã xây dựng các bộ tiêu chuẩn riêng về an toàn robot? Do đó, hoạt động thử nghiệm và chứng nhận của bên thứ ba đối với các robot công nghiệp là yêu cầu cần thiết để tiếp cận thị trường toàn cầu.
Công nghệ robot dựa trên nhiều lĩnh vực kỹ thuật; nói cách khác, để đảm bảo an toàn cho robot công nghiệp, cần tiến hành xem xét toàn diện với nhiều đánh giá khác nhau, bao gồm an toàn cơ học, an toàn điện và an toàn chức năng.
Ngoài quốc gia mà robot được sử dụng, các quy tắc tuân thủ khác nhau cũng sẽ được áp dụng tùy thuộc vào ứng dụng cài đặt, giao diện và tính năng của robot. Đây là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn đối tác chứng nhận để sản phẩm của doanh nghiệp được phát triển thành công trong tương lai.
THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHUẨN KHÔNG THỎA HIỆP
Đảm bảo chứng nhận an toàn sản phẩm ở mức độ tối đa theo các tiêu chuẩn và quy trình thực hành tốt nhất trong ngành để bảo vệ con người, hoạt động và tài sản thiết bị. Giảm thiểu rủi ro thông qua dịch vụ thử nghiệm và chứng nhận của bên thứ ba không chỉ đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu mà còn xây dựng niềm tin của khách hàng hiện tại, tương lai nhờ thực hiện các tiêu chuẩn không thỏa hiệp.
CÁC YÊU CẦU ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ VỀ AN TOÀN ROBOT NHƯ THẾ NÀO?
Công nghệ robot dựa trên nhiều lĩnh vực kỹ thuật; nói cách khác, để đảm bảo an toàn cho một giải pháp robot, cần tiến hành đánh giá toàn diện.
Công nhận toàn cầu: Theo danh mục đầy đủ các thử nghiệm mức độ an toàn robot, chứng nhận sản phẩm và đánh giá đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn robot mới nhất.
Kinh nghiệm dày dặn: Hỗ trợ các nhà cung cấp sản phẩm và đơn vị cung cấp giải pháp tích hợp hệ thống trong suốt vòng đời sản phẩm, được nhiều tổ chức hàng đầu thị trường lựa chọn, từ thiết kế, lắp đặt, vận hành đến dừng sử dụng sản phẩm.
Đảm bảo tuân thủ cho doanh nghiệp: Các tiêu chuẩn an toàn robot được xây dựng phân mảnh, cho nhiều lĩnh vực, bao gồm nhiều tiêu chuẩn ISO/IEC, EN, ANSI và UL được áp dụng ở phạm vi khu vực hoặc toàn cầu. Đội ngũ chuyên gia cần nhiều kinh nghiệm cùng lãnh đạo doanh nghiệp xác định mức tuân thủ phù hợp cho doanh nghiệp, chuỗi cung ứng và các thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn.
Định hướng tương lai: Công nghiệp 4.0 và xu hướng phát triển nhà máy thông minh đang mang lại nhiều thay đổi đối với mức độ độ an toàn robot. Do đó, việc xác định các yêu cầu an toàn robot liên quan nhất đến mỗi doanh nghiệp là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sử dụng nhiều tài nguyên. Đơn vị tư vấn, đánh giá giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ, không chỉ cho doanh nghiệp đang hoạt động mà còn với các thị trường dự định thâm nhập trong tương lai.
Vina Aspire là công ty tư vấn, cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.
Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty Vina Aspire theo thông tin sau:
Email: info@vina-aspire.com | Website: www.vina-aspire.com
Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin