Điện gió ngoài khơi tại Việt Nam: Tại sao Việt Nam nên theo đuổi điện gió ngoài khơi và loại hình điện gió này khác biệt như thế nào so với điện gió gần bờ?

Việt Nam may mắn sở hữu một số điều kiện tự nhiên rất tốt cho việc phát triển năng lượng gió ở khu vực châu Á. Điều này đặc biệt đúng đối với năng lượng gió ngoài khơi, nơi Việt Nam có một số điều kiện tốt nhất trên thế giới. Theo báo cáo ‘Lộ trình gió ngoài khơi tại Việt Nam’ của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có tiềm năng đạt được công suất gió ngoài khơi từ 11GW đến 25GW cho đến năm 2035, có thể tạo ra tới 700.000 việc làm mỗi năm và giảm thiểu được 217 triệu tấn khí thải CO2.

Như thể hiện trong bản đồ dưới đây, tốc độ gió cao nhất và các vị trí gió ngoài khơi tốt nhất tập trung ở ngoài khơi Bình Thuận và Ninh Thuận. Có thể thấy từ trên xuống dưới dọc theo bờ biển tốc độ gió tốt nằm ở các khu vực xa bờ. Việt nam có một lợi thế lớn khi có các khu vực đông dân ven biển và các khu vực có tốc độ gió cao, nơi mực nước tương đối nông. Việt Nam cũng sở hữu lực lượng lao động lành nghề trong lĩnh vực ngoài khơi, năng lực sản xuất mạnh mẽ và các bến cảng đã được gia cố hiện có.

Điện gió ngoài khơi là một công nghệ đã được khẳng định và chi phí đầu tư giảm đáng kể ở châu Âu, nơi đã thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi trên quy mô lớn. Đây là một nguồn năng lượng có chi phi xây dựng rẻ hơn so với các loại năng lượng khác như than, hạt nhân và khí đốt.

Điện gió ngoài khơi đã và đang được triển khai tại các thị trường gần Việt Nam hơn như là Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Điều này sẽ dẫn đến một chuỗi cung ứng hoàn thiện và giảm chi phí đầu tư cho các dự án trong khu vực châu Á, giúp cho Việt Nam có thể đạt được nhiều lợi ích từ đó.

Sự kết hợp giữa các yếu tố như tiềm năng gió tốt, vùng nước nông, các thành phố ven biển, bến cảng hiện có và lực lượng lao động lành nghề của Việt Nam là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển điện gió ngoài khơi. Việt Nam nắm giữ vị trí độc nhất vô nhị để theo đuổi điện gió ngoài khơi như một nguồn năng lượng an toàn và là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Bên phải là Bản đồ tốc độ gió ở Việt Nam – Các khu vực ngoài khơi Bình Thuận và Ninh Thuận đang có tiềm năng gió tốt nhất cả nước [nguồn: Global Wind Atlas]

Hiện tại, chưa có trang trại điện gió ngoài khơi thực sự nào được xây dựng ở Việt Nam. Việt Nam tập trung việc phát triển điện gió tại các khu vực trên bờ và gần bờ. Đây là những điển hình thường thấy ở một thị trường mới đang trong giai đoạn đầu áp dụng năng lượng gió tái tạo làm nguồn điện, vì các trang trại điện gió trên bờ và gần bờ có quy mô nhỏ, dễ đầu tư hơn và có thời gian phát triển ngắn hơn. Ví dụ, Đan Mạch và Trung Quốc đầu tiên bắt đầu phát triển điện gió gần bờ trước khi chuyển sang điện gió ngoài khơi.

Các thực tế về dự án điện gió gần bờ

Các trang trại điện gió gần bờ nằm trong khu vực thủy triều hoặc cách bờ biển vài km, nơi nước rất nông. Các dự án điện gió ở khu vực này có xu hướng sử dụng các tuabin nhỏ hơn (mỗi tuabin thường có công suất dưới 4MW), quy mô dự án nhỏ hơn (thường dưới 200 MW) và thường nằm gần lưới điện. Các dự án có thể có nền móng tùy chỉnh nhưng nhìn chung có thiết kế tương tự như các trang trại điện gió trên bờ. Do quy mô nhỏ hơn nên những dự án điện gió ở khu vực này có chi phí đầu tư thấp hơn và có thể huy động được vốn vay trong nước.

Các thực tế về dự án điện gió ngoài khơi

Các trang trại điện gió ngoài khơi nằm cách bờ biển hơn 5 km trong vùng nước sâu hơn 10m. Các dự án điện gió ngoài khơi sử dụng các tuabin rất lớn (tuabin công nghệ mới nhất có công suất lên tới 14MW) và quy mô lớn hơn (lên đến vài GW). Do công suất lớn và ở xa bờ nên dự án đỏi hỏi phải có các trạm biến áp và cáp ngầm chuyên dụng để vận chuyển điện lên lưới. Các tuabin gió, thiết kế móng, phương pháp lắp đặt và chuỗi cung ứng được thiết kế phù hợp với các điều kiện ngoài khơi. Chuỗi cung ứng điện gió xa bờ cũng khác với điện gió gần bờ. Do quy mô lớn, tương đương với một nhà máy điện khí LNG, chi phí đầu tư trang trại điện gió ngoài khơi cao hơn so với điện gió trên bờ và gần bờ, và cần có nguồn tài chính quốc tế.

Ở các quốc gia khác, động lực chính để di chuyển các dự án điện gió ra xa bờ là tốc độ gió cao hơn, không gian sẵn có, quan ngại về môi trường và việc tránh xung đột với các cộng đồng ven biển và các chủ thể sử dụng biển.

Ở Việt Nam, gió ngoài khơi cũng mang lại những lợi ích tương tự. Các dự án điện gió ngoài khơi thực sự sẽ ở những khu vực có tốc độ gió cao hơn và ổn định hơn, hướng tới sản xuất năng lượng bền vững và hiệu quả hơn. ‘Đất’ xa bờ thuận tiện hơn ‘đất’ gần bờ vì không bị giới hạn bởi thủy triều và độ sâu của nước. Các trang trại gió ngoài khơi có khả năng ít tác động đến môi trường hơn, vì có ít đa dạng sinh học hơn ở các vùng nước sâu hơn. Các trang trại gió ngoài khơi cũng có ít tác động trực quan và tiếng ồn hơn, và sẽ ít ảnh hưởng tới những chủ thể sử dụng biển hiện tại, chẳng hạn như các chủ thể trong lĩnh vực quân sự, vận tải biển, đánh cá và du lịch.

Cho đến nay, sự phát triển của điện gió gần bờ ở Việt Nam đã được thúc đẩy bởi các chính sách của Chính phủ, trong đó ban hành các biểu giá Feed-In-Tariffs (FIT – giá bán điện năng (tariff) sản xuất ra từ nguồn năng lượng tái tạo được cung cấp vào (feed-in) hoặc bán cho lưới điện) cụ thể cho các dự án “trên biển” (chủ yếu là các dự án điện gió gần bờ). Tại thời điểm này, không có định nghĩa chính thức hoặc chính sách cụ thể cho các dự án điện gió ngoài khơi thực sự ở Việt Nam. Để điện gió ngoài khơi thành công ở Việt Nam, cần phải có một chính sách chuyên biệt tương tự. Điều này là do các đặc tính của gió ngoài khơi khác hẳn với gió vùng gần bờ và chuỗi cung ứng cần có một bước khởi đầu. Những điểm khác biệt chính được tóm tắt dưới đây:

Điện gió gần bờ   Điện gió ngoài khơi
  • Tốc độ gió thấp hơn và ít ổn định hơn, tua bin gió nhỏ hơn
  • Mật độ cột gió được lắp trên một khu vực thấp hơn với công suất thấp hơn
  • Quy mô nhỏ tương tự như các nhà máy năng lượng mặt trời và điện gió trên bờ, thường nhỏ hơn 200MW
  • Không gian hạn chế, các khu vực thích hợp có thể khan hiếm
  • Có thể gây tác động trực quan, ảnh hưởng tiếng ồn và hiện tượng đổ bóng lên các cộng đồng cư dân gần bờ
  • Xung đột nhiều hơn với các cộng đồng ven biển và các chủ thể sử dụng đại dương (quân sự, vận tải biển, đánh cá, du lich)
  • Tác động môi trường nhiều hơn vì vùng nước nông thường có sự đa dạng sinh học phong phú hơn
  • Dịch vụ hậu cần ít phức tạp hơn, dễ lắp đặt và bảo trì
  • Gần với kết nối lưới điện hơn
  • Chuỗi cung ứng ít chuyên biệt hơn – có thể sử dụng chuỗi cung ứng gió trên bờ
  • Đầu tư nhỏ hơn, có thể được tài trợ tại địa phương
  • Cần khoảng 4 năm để phát triển và xây dựng dự án
  • Tốc độ gió lớn hơn và ổn định hơn, tua bin gió to hơn
  • Mật độ cột gió được lắp trên một khu vực cao hơn với công suất cao hơn (năng suất cao hơn)
  • Quy mô lớn tương tự như nhà máy điện khí LNG, lên đến vài GW
  • Không gian biển trống dồi dào, tiềm năng phát triển ngành lớn
  • Không gây tác động trực quan, ảnh hưởng tiếng ồn và hiện tượng đổ bóng lên các cộng đồng cư dân gần bờ
  • Ít xung đột với các cộng đồng ven biển và các chủ thể sử dụng đại dương
  • Tác động đến môi trường ít hơn vì thường có ít sự đa dạng sinh học hơn ở vùng nước sâu
  • Hậu cần phức tạp hơn để lắp đặt và bảo trì
  • Xa hệ thống lưới điện, khoảng cách và quy mô lớn của dự án yêu cầu hệ thống truyền tải chuyên biệt
  • Chuỗi cung ứng chuyên biệt ngoài khơi – đòi hỏi sự cam kết lâu dài của Chính phủ để chuỗi cung ứng có thể hoàn thiện và giảm chi phí
  • Đầu tư lớn hơn, cận nguồn tài trợ quốc tế
  • Cần khoản 6 năm để phát triển và xây dựng

Để khai thác tiềm năng to lớn của điện gió ngoài khơi ở Việt Nam, các nhà phát triển đang kêu gọi Chính phủ đưa ra những cơ chế rõ ràng cho ngành này, dựa vào đó sẽ thúc đầy nhiều khoản đầu tư vào việc phát triển điện gió ngoài khơi. Chính phủ có thể thực hiện bằng cách thiết lập các mục tiêu thực sự ý nghĩa cũng như chính sách dành riêng cho điện gió ngoài khơi.

Theo Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (Global Wind Energy Council – GWEC), thế giới đang đón nhận điện gió ngoài khơi – công suất gió ngoài khơi toàn cầu sẽ tăng từ 29GW vào năm 2020 lên hơn 234 GW vào năm 2030, dẫn đầu bởi sự tăng trưởng theo cấp số nhân ở Châu Á – Thái Bình Dương và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ ở Châu Âu. Các quốc gia khác khởi đầu từ chính sách cho điện gió gần bờ như Đan Mạch và Trung Quốc cũng đã hoàn toàn chấp nhận điện gió ngoài khơi. Cũng giống như các thị trường này, Việt Nam có cơ hội tận dụng các điều kiện ven biển độc đáo riêng biệt, đạt được an ninh về cung cấp năng lượng, tạo việc làm và cung cấp năng lượng điện gió sạch ngoài khơi trong nhiều năm tới.

Vina Aspire là Công ty tư vấn, cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.

Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty Vina Aspire theo thông tin sau:

Email: info@vina-aspire.com | Website: www.vina-aspire.com
Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668

Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn: https://www.laganoffshorewind.vn/vi/dien-gio-ngoai-khoi-tai-viet-nam-tai-sao-viet-nam-nen-theo-duoi-dien-gio-ngoai-khoi-va-loai-hinh-dien-gio-nay-khac-biet-nhu-the-nao-so-voi-dien-gio-gan-bo/


Bài viết liên quan

About Us

Learn More

Vina Aspire is a leading Cyber Security & IT solution and service provider in Vietnam. Vina Aspire is built up by our excellent experts, collaborators with high-qualification and experiences and our international investors and partners. We have intellectual, ambitious people who are putting great effort to provide high quality products and services as well as creating values for customers and society.

may ao thun Kem sữa chua May o thun May o thun đồng phục Định cư Canada Dịch vụ kế ton trọn gi sản xuất đồ bộ
Translate »