Quản lý mối đe doạ nội bộ cũng ProofPoint – Phát triển hệ thống quản lý và pháp lý

phần 1, Vina Aspire đã giới thiệu 2 bước đầu trong 8 bước thiết lập chương trình quản lý mối đe doạ nội bộ. Ở bài viết này chúng ta sẽ tiếp tục các bước tiếp theo để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

III. PHÁT TRIỂN KHUNG QUẢN LÝ MỐI ĐE DOẠ NỘI BỘ ĐỂ HƯỚNG ĐẾN THÀNH CÔNG

Các tổ chức nên hoàn thành kế hoạch triển khai ITMP như một cơ chế để thiết lập chương trình và phân bổ các tài nguyên. Mỗi năm, sau khi kế hoạch được phê duyệt, hãy yêu cầu quản lý cấp cao của chương trình gửi báo cáo thường niên cho nhóm điều hành. Báo cáo cần ghi nhận:

  • Nội dung mà chương trình đã đạt được trong năm đó
  • Các tài nguyên được phân bổ cho chương trình
  • Các nguy cơ đe dọa nội bộ đã được chương trình xác định
  • Các đề xuất và mục tiêu để cải thiện chương trình
  • Những thách thức hàng đầu

Các nguyên tắc định hướng cho một khung ITM:

Một khung ITM hiệu quả bao gồm các tác vụ nền tảng đi cùng tư duy không ngừng nâng cao và cải thiện.

Lập kế hoạch chương trình cho các tác vụ tự động

Sử dụng kế hoạch triển khai để đề ra các mốc quan trọng và đạt được các tác vụ tự động sau:

  • Giải thích về tìm nguồn tài nguyên và cung cấp tài nguyên cho chương trình
  • Đề ra các trách nhiệm cho một văn phòng chuyên trách chương trình.
  • Xác định phương thức cung cấp thông tin từ nhiều bộ phận khác nhau đến trung tâm điều phối mối đe dọa nội bộ.
  • Đề ra phương pháp tổ chức để tiến hành tự đánh giá. Quyết định liệu có cần sự hỗ trợ từ bên ngoài hay không – các bên thứ ba có thể hữu ích, đặc biệt đối với các mối quan ngại về pháp lý.
  • Xác định khả năng vận hành ban đầu, các ngày và cột mốc khả năng vận hành toàn diện
  • Lập ngân sách năm tài chính hiện tại và năm tài chính tiếp theo.
  • Đáp ứng các yêu cầu báo cáo của tổ chức.

Tài liệu liên tục được cập nhật

Hầu hết các tổ chức xem kế hoạch triển khai của họ như tài liệu liên tục được cập nhật—các điều kiện có thể thay đổi như khi đạt
được hoặc bỏ qua các mốc hoặc khi phát sinh các rủi ro.

Công việc thực hiện theo tiến độ

Chính sách và quy trình vận hành là những phần quan trọng trong bất kỳ chương trình ITM nào. Nhưng đừng trì hoãn việc phê duyệt kế hoạch triển khai vì sự toàn diện. Hãy xem kế hoạch là một công việc thực hiện theo tiến độ.

Hình thức báo cáo thường niên

Bạn có thể trình bày báo cáo thường niên của mình dưới dạng một tài liệu dài, bản tóm tắt gồm hai trang hoặc tóm tắt dưới dạng PowerPoint. Hình thức tùy thuộc vào văn hóa đặc trưng trong tổ chức của bạn.

Tự đánh giá

Một công cụ chính cho các chương trình là chế độ tự đánh giá. Tự đánh giá thường được tiến hành trước thời điểm kiểm tra triển khai, công bố báo cáo thường niên hoặc xem xét/đánh giá giám sát độc lập.

 

IV. CÂN BẰNG GIỮA CÁC CÂN NHẮC VỀ PHÁP LÝ VÀ VĂN HOÁ CÔNG TY THEO YÊU CẦU CỦA CHÍNH SÁCH

Các vấn đề pháp lý chắc chắn nảy sinh khi cố gắng triển khai một chương trình hoặc giải pháp quản lý mối đe dọa nội bộ. Bản chất của ITMP yêu cầu bạn tăng cường giám sát hoạt động nội bộ liên quan đến dữ liệu và tài nguyên của công ty. Nhưng cần phải thực hiện việc này theo hướng tuân thủ các luật liên quan, tuân thủ văn hóa doanh nghiệp của bạn và cam kết đối với các cá nhân hoạt động trong tổ chức.

Dưới đây là những vấn đề mà các tổ chức thường gặp phải nhất khi xây dựng một ITMP:

  • Sự đồng thuận. Bạn có đồng thuận với việc giám sát nhân viên của mình không? Bạn có cần đến điều này không?
  • Phạm vi. Bạn sẽ giám sát đối tượng nào? Tất cả mọi người? Chỉ một nhóm nhân viên? Thời điểm và địa điểm bạn sẽ giám sát họ?
  • Các thỏa thuận. Bạn đã có các thỏa thuận lao động cần thiết chưa?
  • Các chính sách. Bạn có tài liệu hỗ trợ cho chương trình giám sát chưa?
  • Sự tuân thủ. Bạn đã có chương trình “giám sát cấp cao” để đảm bảo những người được giao nhiệm vụ giám sát không lạm dụng đặc quyền của họ không?

Khi bạn phát triển và cải thiện IOC của mình theo thời gian, hãy xem xét những câu hỏi này với nhóm pháp lý của bạn và các bên liên quan quan trọng khác, bao gồm bộ phận tuân thủ, bảo mật và các nhân viên điều hành. Bạn có thể cân bằng hài hòa giữa các lợi ích trao đổi về mặt pháp lý và văn hóa công ty mà vẫn giảm thiểu rủi ro do các mối đe dọa nội bộ gây ra.

Updating …

Vina Aspire – Đối tác ủy quyền chính hãng của ProofPoint, là Công ty tư vấn, cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.

Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty Vina Aspire theo thông tin sau:

Email: info@vina-aspire.com | Website: www.vina-aspire.com
Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668


Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin


Bài viết liên quan

About Us

Learn More

Vina Aspire is a leading Cyber Security & IT solution and service provider in Vietnam. Vina Aspire is built up by our excellent experts, collaborators with high-qualification and experiences and our international investors and partners. We have intellectual, ambitious people who are putting great effort to provide high quality products and services as well as creating values for customers and society.

may ao thun Kem sữa chua May o thun May o thun đồng phục Định cư Canada Dịch vụ kế ton trọn gi sản xuất đồ bộ
Translate »