1. Chính sách ổn định và danh mục rõ ràng các dự án tiềm năng
Các khu vực cho thuê biển đủ nhiều và hấp dẫn để phát triển
Các đơn vị phát triển dự án điện gió ngoài khơi và chuỗi cung ứng cần có niềm tin vào một danh mục dự án tiềm năng đủ lớn và rõ ràng để có thể cam kết vào cho đầu tư, liên tục nâng cao năng lực và cạnh tranh.
Các hợp đồng cho thuê được phân bổ cũng cần phải minh bạch, vững chắc và có khả năng được ngân hàng bảo lãnh, có như vậy các đơn vị phát triển mới có thể tự tin đầu tư ở giai đoạn đầu.
Việt Nam có nguồn năng lượng gió dồi dào, hấp dẫn và đang thiết lập một danh mục dự án tiềm năng khoảng 4 GW mỗi năm được cho thuê vào trước năm 2025 để có thể lắp đặt 3 GW mỗi năm trước năm 2030. Cùng với các cơ hội xuất khẩu, quy mô thị trường này sẽ giúp Việt Nam có vai trò hàng đầu ở thị trường khu vực.
Tốc độ hàng năm đáp ứng các mốc điện gió ngoài khơi khác nhau cần thiết đểthực hiện kịch bản tăng trưởng cao. Nguồn: BVG Associates.
Phân kỳ các hoạt động chính được trình bày trong Hình trên. Biểu đồ này đã tính cả mức độ suy hao thực tế, trong đó các dự án bị chậm trễ, thay đổi quy mô hoặc thất bại vì lý do môi trường, kỹ thuật hay thương mại. Con số này có tính chất chỉ báo, không phản ánh đầy đủ danh mục các dự án tiềm năng đã có ở mức độ được cho thuê hoặc chấp thuận. Tuy nhiên, điều này cho thấy đạt được tốc độ cho thuê 4 GW mỗi năm là một hoạt động cấp bách nếu Việt Nam đi theo kịch bản tăng trưởng cao.
Biểu đồ dựa trên các mốc thời gian dự án điển hình như sau:
■ Năm 0: dự án được cho thuê
■ Năm 3: dự án được cấp phép
■ Năm thứ 5: dự án đóng được tài chính
■ Năm thứ 8: dự án được lắp đặt.
Chính phủ có khả năng thay đổi một số điểm trong kế hoạch này, và tốc độ chung có thể tăng lên theo thời gian.
Khuyến nghị 1, 2 và 8 trong Báo cáo đã nêu liên quan đến điểm này.
Quy trình cấp phép được sắp xếp hợp lý
Nhiều quốc gia đã rút ra bài học về chìa khóa thành công là phải có một quy trình cấp phép rõ ràng, hiệu quả kết hợp với quy chuẩn tốt cho ĐTMX, được chỉ đạo bởi một tổ chức có trách nhiệm rõ ràng và cơ sở để ra các quyết định.
Khuyến nghị 3, 4 và 18 trong Báo cáo đã nêu liên quan đến điểm này.
Chế độ giảm rủi ro biến động giá điện dài hạn cho các đơn vị phát triển
Chủ đầu tư các trang trại gió ngoài khơi phải đối mặt với rủi ro lớn trong phát triển và xây dựng dự án và các rủi ro tiếp diễn liên quan đến tốc độ gió và hiệu suất dự án. Các rủi ro bổ sung do cắt giảm lưới điện và giá bán điện thay đổi phát sinh thêm chi phí tài chính cho các dự án, dẫn tới tăng chi phí đối với người tiêu dùng. Cũng có những rủi ro liên quan đến thay đổi hồi cứu đối với giá điện. Các nước có tốc độ phát triển dự án nhanh đã quản lý rủi ro này thông qua các hợp đồng vững chắc, được chính phủ bảo đảm và chính sách ổn định. Ở một số thị trường, những điều này không có nhiều vai trò đối với giá điện bán buôn biến đổi.
Các khuyến nghị 7, 8, 9 và 10 trong Báo cáo đã nêu liên quan tới điều này.
Môi trường đầu tư ổn định và minh bạch
Cũng như niềm tin vào các quy trình cho thuê và cấp phép cho trang trại gió, các đơn vị phát triển và nhà đầu tư trang trại gió cần có niềm tin vào các chế độ pháp lý, tài chính và thuế ở bất kỳ thị trường nào để cân nhắc xem các đầu tư của họ có thể được ngân hàng bảo lãnh hay không.
Các khuyến nghị 9 và 16 trong Báo cáo đã nêu liên quan đến điều này.
2. Một chiến lược ngành chặt chẽ
Chính sách khuyến khích tăng trưởng một cách thực tế nguồn cung trong nước đồng thời chú trọng chặt chẽ vào chi phí
Điện gió ngoài khơi có thể trở thành một phần quan trọng trong tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam, với tiềm năng cung cấp cho các dự án trong nước và xuất khẩu sang các quốc gia ở Đông/ Đông Nam Á và trên thế giới. CS Wind đã dẫn đầu trong xuất khẩu cột tuabin gió ra ngoài khu vực.
Áp lực giảm chi phí quá lớn mà không quan tâm đến lợi ích của chuỗi cung ứng trong nước sẽ dễ khiến đầu tư trong nước quá ít. Ngược lại, yêu cầu quá cao đối với tỷ lệ nội địa hóa sản xuất sẽ làm tăng chi phí và dẫn đến tăng trưởng thị trường chậm, cản trở việc tạo ra việc làm trong nước.
Một chiến lược ngành tốt là phải cân bằng chi phí đối với người tiêu dùng và tạo ra việc làm. Ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi có thể giúp Chính phủ tìm ra những cách tối ưu để đạt được các mục tiêu này.
Điện gió ngoài khơi cần phải đầu tư vào các cơ sở hạ tầng mới để tối đa hóa hiệu quả. Cả ngành và Chính phủ cần làm việc cùng nhau để thỏa thuận về những gì cần phải làm và cách thức tài trợ cho những công việc đó.
Điều kiện cụ thể về địa điểm đặt trang trại gió và năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) tại mỗi quốc gia cũng dẫn tới các cơ hội giảm chi phí năng lượng nhờ đổi mới sáng tạo. Ở khu vực Đông/ Đông Nam Á, ngành điện gió ngoài khơi đang phải đối mặt với những thách thức mới do động đất, sóng thần, bão và các điều kiện mặt bằng khác so với ở châu Âu. Khi ngành này phát triển, sẽ tiếp tục có những lĩnh vực mới mà nếu có hỗ trợ R&D của chính phủ, nó sẽ vừa giúp giảm chi phí năng lượng vừa tạo ra giá trị trong nước.
Khuyến nghị 13 và 14 trong Báo cáo đã nêu liên quan đến điểm này.
Đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng
Các nước khác đã rút ra bài học kinh nghiệm là đầu tư chiến lược vào cảng biển và lưới điện có thể tăng tốc điện gió ngoài khơi và giúp giảm chi phí.
Lưới truyền tải
Nếu không có can thiệp chiến lược, điện gió ngoài khơi có thể bị kìm hãm phát triển theo hai cách:
■ Đầu tư ở ngoài khơi có thể không hiệu quả, với mỗi dự án xây dựng phải hệ thống truyền tải riêng kết nối vào bờ, ngay cả khi nằm gần các dự án khác mà lẽ ra có thể chia sẻ cơ sở hạ tầng.
■ Có thể xảy ra chậm trễ trên bờ do việc củng cố lưới truyền tải cho từng dự án cụ thể để truyền tải điện năng trên toàn quốc cần có thời gian xây dựng dài.
Phần 17 cho thấy cần phải đầu tư khá lớn vào hệ thống truyền tải điện. Thiết kế, đầu tư và xây dựng thêm hệ thống truyền tải mới là một dự án dài hạn và cần được bắt đầu như một hạng mục ưu tiên.
Khuyến nghị 11 trong Báo cáo đã nêu liên quan đến điều này.
Cảng biển
Luôn có cách để lắp đặt một dự án điện gió ngoài khơi bất kỳ từ các cảng biển có sẵn nhưng thường phải thay đổi ngoài kế hoạch và điều này làm tăng chi phí. Đầu tư chiến lược sớm có thể vừa giảm chi phí cho nhiều dự án vừa giúp thiết lập một tập hợp các đơn vị cung cấp trong một khu vực nhất định, mang lại lợi ích về khả năng cộng tác và chia sẻ kinh nghiệm.
Trong hầu hết các trường hợp, các công ty và dự án khác nhau sẽ sử dụng chung một hạ tầng cảng trong nhiều năm. Phần 18 cho thấy Việt Nam có đủ cơ sở hạ tầng cảng biển có thể đáp ứng yêu cầu của các dự án điện gió ngoài khơi hiện tại và tương lai, hầu hết trong số đó chỉ cần đầu tư nâng cấp nhỏ.
Khuyến nghị 12 trong Báo cáo đã nêu liên quan đến điều này.
Tiêu chuẩn
Có một khung pháp lý được công nhận rộng rãi về quy định kỹ thuật và quy phạm thiết kế là một yếu tố quan trọng trong việc thiết lập khả năng được ngân hàng bảo lãnh, thu hút và duy trì lợi ích quốc tế trên thị trường, bảo vệ môi trường và giữ an toàn cho người lao động.
Cần tìm cách cân bằng giữa việc điều chỉnh các tiêu chuẩn quốc gia hiện có liên quan đến các ngành công nghiệp khác và áp dụng những thông lệ quốc tế tốt về điện gió ngoài khơi, giúp giảm rủi ro và chi phí cho các công ty quốc tế khi cung cấp cho Việt Nam.
Khuyến nghị 17 và 18 trong Báo cáo đã nêu liên quan đến điều này
3. Các cơ quan phải được phân bổ nguồn lực
Phát triển điện gió ngoài khơi đặt ra những cân nhắc mới về cho thuê, cấp phép và quy định khác.
Việt Nam có thể giải quyết vấn đề này bằng cách đảm bảo cho các cơ quan nhà nước có các kỹ năng và nguồn lực cần thiết để đưa ra các quyết định vững chắc và kịp thời. Các cơ quan này sẽ tham gia quản lý môi trường, cho thuê địa điểm, cấp phép và cung cấp các cơ chế hỗ trợ thị trường. Khi được cung cấp đầy đủ nguồn lực, các cơ quan này sẽ tạo ra một môi trường mang lại niềm tin cho ngành có thể đưa ra các quyết định kinh doanh; và chính phủ có thể lập kế hoạch chi tiêu và có niềm tin là chính phủ đang đạt được các mục tiêu chính sách của mình.
Không chỉ các tổ chức trực tiếp tham gia hỗ trợ ngành điện gió ngoài khơi mới cần được trang bị nguồn lực. Các trang trại gió ngoài khơi còn có tác động tới các đơn vị quân sự và hàng không và các cơ quan bảo vệ môi trường.
Nhân viên cần được đào tạo để sử dụng kiến thức và thực hiện các thông lệ tốt học được ở những nơi khác trên thế giới trong 20 năm qua của ngành điện gió ngoài khơi.
Cạnh tranh làm tăng hiệu quả và đổi mới giữa các đơn vị phát triển và trên toàn chuỗi cung ứng. Điều này giúp giảm chi phí điện và giúp Việt Nam thành công ở nước ngoài.
Thị trường điện trên toàn thế giới khác nhau: có thị trường tự do hóa hoàn toàn và cũng có thị trường bị kiểm soát hoàn toàn của nhà nước. Bất kể hệ thống nào thì chúng tôi đều nhận thấy cạnh tranh có tác động đáng kể đến giảm giá điện.
Khi có môi trường cạnh tranh tốt với đủ số lượng địa điểm dự án và hợp đồng mua bán điện (PPA) thì các dự án tốt nhất sẽ được xây dựng và mang lại giá trị tốt nhất.
Khuyến nghị 6 và 7 trong Báo cáo đã nêu liên quan đến điểm này.
Khối lượng
Với kịch bản thấp, khối lượng hàng năm cuối cùng sẽ đạt 1,6 GW với khoảng 100 tuabin và móng cần lắp đặt. Kịch bản cao đạt gấp đôi mức khối lượng này.
Tác động tương đối của số lượng đơn vị cung cấp tuabin đến chi phí điện ở thị trường châu Âu, với tốc độ triển khai trung bình hàng năm từ 3,5 GW (2015). Nguồn: Reproduced from Approaches to cost-reduction in offshore wind. BVG Associates for the Committee on Climate Change, June 2015
Phân tích trước đây với Hình trên từ báo cáo được trình bày lại ở đây cho thấy các cơ sở cần sản xuất khoảng 100 đơn vị mỗi năm để đạt được mức cạnh tranh quốc tế hiệu quả tốt. Sau một thời gian ngành phát triển, khối lượng này sẽ tăng dần lên.
Tương tự, đối với một lĩnh vực cung ứng nhất định cần đầu tư đáng kể, số lượng tối ưu các đơn vị cung cấp thường từ 3 đến 4 đơn vị.
Mặc dù xuất phát từ thị trường khác nhưng nguyên tắc và xu hướng này vẫn được áp dụng.
Điều này có nghĩa là một thị trường dưới 2 GW mỗi năm khó có thể duy trì hai đơn vị cung cấp trong nước để có thể cạnh tranh quốc tế. Một thị trường 3 GW, như trong kịch bản cao, là đủ để duy trì nhiều hơn một công ty trong nước, nhưng để tạo ra được cạnh tranh tốt trong thị trường khu vực cần ít nhất 7 GW mỗi năm.
Chúng tôi dự báo rằng vào năm 2030, thị trường Đông/ Đông Nam Á có thể sẽ đạt hơn 10 GW mỗi năm.
Việt Nam có thị trường trong nước 3 GW mỗi năm và là một đối tác tham gia tích cực trong thị trường khu vực tạo cơ hội cho các đơn vị cung cấp trong nước cung cấp cho các dự án Việt Nam và xuất khẩu, cũng như thúc đẩy cạnh tranh cần thiết để giảm chi phí điện.
Khuyến nghị của 1 và 2 trong Báo cáo đã nêu liên quan đến điều này.
5. Sự quan tâm và ủng hộ của công chúng
Các trang trại gió ngoài khơi tác động đến cuộc sống và quan tâm của nhiều người. Do điếu, điều quan trọng là tiếng nói của các cá nhân, cộng đồng và tổ chức được lắng nghe và tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển, và rằng họ hiểu được tác động của ngành.
Chính phủ có thể cung cấp một kênh quan trọng cho những tiếng nói này và ngành sẽ lắng nghe. Chính phủ và các tổ chức cấp phép khác cũng có thể nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của điện gió ngoài khơi, bao gồm các lợi ích môi trường, tạo ra việc làm và phát triển kinh tế địa phương.
Quá trình tham gia của cộng chúng và các bên liên quan, ví dụ với các cộng đồng đánh cá, có thể bắt đầu sớm hơn nhiều so với phát triển dự án và tốt nhất là phù hợp với quy hoạch không gian biển.
Khuyến nghị 14 trong Báo cáo đã nêu giải quyết điều này.
Làm việc trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi ẩn chứa nguy cơ nguy hiểm do vị trí, yêu cầu làm việc ở độ cao, kích thước của các cấu kiện liên quan và sự có mặt của hệ thống điện trung thế và cao thế.
Ngành điện gió ngoài khơi bảo vệ an toàn lao động cho công nhân của mình bằng cách phải “làm đúng ngay từ đầu”—mục đích là dự báo những sai lầm thay vì chỉ rút kinh nghiệm sau khi sai lầm đã xảy ra.
Việt Nam có nền tảng để phát triển từ kinh nghiệm trong ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi. Điều quan trọng là phải đảm bảo sự giao tiếp và hợp tác mạnh mẽ trong toàn ngành. Tổ chức An toàn và Sức khỏe ngành điện gió ngoài khơi toàn cầu (G+) có một nhóm đầu mối ở châu Á-Thái Bình Dương (APAC). Tổ chức Gió toàn cầu (GWO) đã cung cấp bộ khung về việc đào tạo và chứng nhận an toàn lao động trong ngành điện gió ngoài khơi.
Khuyến nghị 17 trong Báo cáo đã nêu giải quyết vấn đề này.
7. Sử dụng các vị trí tốt nhất
Để có thể hiện thực hóa được tất cả những lợi ích tích cực do điện gió ngoài khơi mang lại, Việt Nam cần phải đạt được sự cân bằng hợp lý giữa chi phí điện từ các trang trại gió ngoài khơi với tác động đến môi trường tự nhiên, cộng đồng địa phương và những đối tượng sử dụng biển khác.
Việt Nam cần tập trung phát triển một khuôn khổ toàn diện về quy hoạch không gian biển để đạt được sự cân bằng nói trên và đưa ra định hướng rõ ràng cho các đơn vị phát triển dự án và nhà đầu tư, những người phát triển điện gió ngoài khơi một cách có trách nhiệm và tôn trọng sẽ được hoan nghênh và khuyến khích.
Tận dụng tài nguyên thiên nhiên
Việt Nam có nguồn năng lượng gió ngoài khơi mang tầm cỡ trên thế giới. Xác định đúng nơi để triển khai các trang trại gió ngoài khơi là một khía cạnh quan trọng để phát triển ngành điện gió bền vững và lâu dài.
Chi phí điện từ các trang trại gió ngoài khơi thay đổi theo vị trí, tùy thuộc vào các yếu tố bao gồm điều kiện gió và đáy biển, độ sâu của nước và khoảng cách từ bờ. Bằng cách tập trung vào phát triển bền vững các địa điểm có chi phí thấp nhất, Việt Nam có thể đảm bảo rằng điện gió ngoài khơi là một lựa chọn hợp lý cho người dân, doanh nghiệp và các ngành công nghiệp.
Điện gió ngoài khơi là một ngành phát triển nhanh chóng, được đổi mới liên tục dẫn tới giảm chi phí năng lượng một cách đều đặn. Kinh nghiệm ở các thị trường điện gió ngoài khơi khác cho thấy ngành sẽ đạt được mức giảm chi phí tốt nhất trong môi trường cạnh tranh, khi chính phủ đưa ra hướng dẫn rõ ràng về địa điểm nhằm bảo vệ lợi ích của môi trường và cộng đồng.
Việt Nam đã có dự án điện gió gần bờ đang vận hành và một danh sách các dự án tiềm năng. Phát triển nguồn năng lượng này một cách trách nhiệm và bền vững là một điều cần làm do những hạn chế sử dụng đất ở Việt Nam. Quy mô của các dự án này sẽ ở mức khá nhỏ. Thêm vào đó, một số dự án điện gió gần bờ có thể không được thực hiện do rủi ro cao về tác động xấu đối với môi trường và xã hội trong khu vực.
Các trang trại gió ngoài khơi lớn hơn, sử dụng các tuabin ngoài khơi lớn nhất hiện có, rốt cục sẽ trở thành hình thức chủ yếu của điện gió ngoài khơi ở Việt Nam, đầu tiên là loại móng cố định, sau đó đến loại móng nổi, do có quy mô và cuối cùng là chi phí thấp hơn.
Khuyến nghị 3 và 4 trong Báo cáo đã nêu liên quan đến điều này.
Bảo vệ môi trường
Một trong những động lực thúc đẩy phát triển năng lượng gió ngoài khơi là lợi ích môi trường tích cực của nó vì là nguồn điện không phát thải carbon.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thừa nhận là các trang trại gió ngoài khơi là các dự án công nghiệp lớn; và xây dựng chúng cần thực hiện theo cách giảm thiểu tối đa tác động cục bộ có hại đến môi trường tự nhiên và con người. Một loạt các cân nhắc về môi trường và xã hội được khảo sát chi tiết trong Phần 12 và 20.
Bản đồ các ràng buộc và cơ sở hạ tầng liên quan. [Xem Phần 20 về Dữ Liệu Không gian để biết thêm thông tin]. Nguồn: BVG Associates.
Hình trên cho thấy một số hạn chế về môi trường, xã hội và kỹ thuật cần được xem xét khi lập kế hoạch bố trí và phát triển các dự án gió ngoài khơi. Các tập dữ liệu không gian có trong bản đồ này được tóm tắt trong Phần 20 (Xem Bảng 20.2 trong Phần 20.3) cùng với phương pháp luận được sử dụng.
Chính phủ cần thực hiện một quy trình cấp phép vững chắc trong đó thiết kế, xây dựng và vận hành các trang trại gió ngoài khơi phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt của ngành, bao gồm cả những tiêu chuẩn và thông lệ đối với ĐTMX. Khuyến nghị 3 và 4 của chúng tôi liên quan đến điều này.
Tôn trọng cộng đồng
Để điện gió ngoài khơi có một tương lai bền vững, quyền của người dân và cộng đồng có cuộc sống và hoạt động tương tác với các trang trại gió ngoài khơi phải được tôn trọng.
Các trang trại gió ngoài khơi ở Việt Nam phải cân nhắc đến sinh kế của người dân, với các sở thích giải trí và di sản văn hóa của họ.
Khuyến nghị 3 và 4 trong Báo cáo đã nêu liên quan đến điều này.
Xác định các khu vực phát triển điện gió
Cục Năng lượng Đan Mạch (DEA), làm việc với Bộ Công Thương (MOIT), đã thực hiện một nghiên cứu để xác định các địa điểm hứa hẹn nhất cho điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.
Mặc dù công trình đã xem xét các yếu tố kỹ thuật, kinh tế và môi trường ảnh hưởng đến việc bố trí các trang trại gió ngoài khơi, các tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội liên quan đến các dự án điện gió gần bờ vẫn chưa được đề cập đầy đủ.
Vina Aspire là Công ty tư vấn, cung cấp các giải pháp, dịch vụ CNTT, An ninh mạng, bảo mật & an toàn thông tin tại Việt Nam. Đội ngũ của Vina Aspire gồm những chuyên gia, cộng tác viên giỏi, có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cùng các nhà đầu tư, đối tác lớn trong và ngoài nước chung tay xây dựng.
Các Doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu liên hệ Công ty Vina Aspire theo thông tin sau:
Email: info@vina-aspire.com | Website: www.vina-aspire.com
Tel: +84 944 004 666 | Fax: +84 28 3535 0668
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin